Hồ Chí Minh,

Hoa Kỳ gia hạn thời gian kết luận đối với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam

Định Khang  09/06/2023 11:24

Bộ Thương mại Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn việc ban hành kết luận cuối cùng về điều tra xem xét phạm vi sản phẩm với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết đã nhận được thông tin về việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiếp tục gia hạn việc ban hành kết luận cuối cùng về điều tra xem xét phạm vi sản phẩm đối với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam. Vì vậy, kết luận cuối cùng về phạm vi sản phẩm dự kiến được ban hành vào ngày 17/8/2023.


Hoa Kỳ gia hạn thời gian kết luận đối với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam

Trước đó, ngày 17/3/2023, DOC đã ban hành kết luận sơ bộ về điều tra phạm vi sản phẩm đối với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ. Với cáo buộc của nguyên đơn, DOC đã sơ bộ kết luận sản phẩm có thành phần cửa, mặt hộc và khung gỗ sản xuất tại Trung Quốc, sau đó được lắp ráp tại Việt Nam và được kết hợp với hộp ván tủ và hộp hộc kéo sản xuất ở Việt Nam thuộc phạm vi lệnh áp thuế gốc với Trung Quốc.

Sản phẩm có cửa, mặt hộc và khung gỗ là bán thành phẩm được sản xuất tại Trung Quốc, sau đó tiếp tục gia công tại Việt Nam và được kết hợp với hộp ván tủ và hộp hộc kéo sản xuất ở Việt Nam.

Cùng đó, sản phẩm có các chi tiết bán thành phẩm của cửa, mặt hộc và khung gỗ (bao gồm đai, trụ, ván) được sản xuất tại Trung Quốc, sau đó tiếp tục gia công tại Việt Nam và được kết hợp với hộp ván tủ và hộp hộc kéo sản xuất ở Việt Nam theo đó chưa đủ thông tin để quyết luận.

Ván đá chân được sản xuất tại Trung Quốc và được kết hợp tại Việt Nam với các cấu phần cần thiết khác để tạo thành một tủ gỗ hoàn chỉnh tại Việt Nam nên không thuộc phạm vi lệnh áp thuế gốc với Trung Quốc.

Đồng thời, tại thông báo mới nhất, DOC cũng đã gia hạn thời gian bàn hành kết luận sơ bộ và kết luận cuối cùng về điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ mại đối với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam.

Cụ thể thời gian ban hành kết luận sơ bộ sẽ gia hạn tới ngày 31/8/2023 và kết luận cuối cùng dự kiến ban hành vào ngày 28/11/2023.

Theo Cục Phòng vệ thương mại, từ tháng 4/2020 đến nay, Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với tủ gỗ có xuất xứ từ Trung Quốc với mức thuế chống bán phá giá là từ 4,37% đến 262,18%, mức thuế chống trợ cấp là từ 13,33% đến 293,45%.

Ngày 24/5 và ngày 7/6/2022, DOC lần lượt khởi xướng điều tra phạm vi sản phẩm và điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với sản phẩm tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam.

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/hoa-ky-gia-han-thoi-gian-ket-luan-doi-voi-tu-go-nhap-khau-tu-viet-nam-95860.html

Tin cùng chuyên mục   Kinh doanh
Với phương châm lấy phòng ngừa là chính, công tác tuyên truyền bảo vệ an ninh, an toàn cho đường ống dẫn khí luôn được Công ty Khí Cà Mau - đơn vị trực thuộc Tổng công ty Khí Việt Nam triển khai thường xuyên, liên tục trong các năm qua, góp phần nâng cao nhận thức của ngư dân, doanh nghiệp có hoạt động trên biển đối với việc đảm bảo an ninh, an toàn đường ống dẫn khí dưới biển.
Chiều ngày 20/7/2023, tại trụ sở Bộ Công Thương Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã cùng với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào Phosay Sayasone ký Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Năng lượng và Mỏ Lào về hợp tác trong lĩnh vực than.
Tin tức mới nhất
Cụ thể, ngày 06/11/2023, Đội QLTT số 10, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa phối hợp cùng Đội cảnh sát Kinh tế và môi trường – Công an huyện Hoằng Hóa đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất giấy Đạt Phát; địa chỉ: SN 18, đường TL 510B, Thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Trọng Hải làm chủ cơ sở.
Thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá, Đội Quản lý thị trường số 1 đã phối hợp với đại diện chủ thể quyền của nhãn hiệu HONDA và YAMAHA là Công ty Luật TNHH Phạm và Liên doanh liên tiếp kiểm tra 5 cơ sở kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ của Công ty Honda và Công ty YAMAHA.
Siêu thị J – Market đã đăng ký mã số thuế với loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ngoài nhà nước. Tại Hà Nội, cửa hàng siêu thị này kinh doanh nhiều mặt hàng gia dụng, thực phẩm với phương châm “Tiêu dùng chuẩn Nhật”. Tuy nhiên, dù là siêu thị với quy mô kinh doanh lớn, bày bán nhiều mặt hàng nhưng tại đây vẫn xuất hiện những sản phẩm nhập khẩu không có tem nhãn phụ tiếng Việt, không rõ nguồn gốc xuất xứ.