Thống kê của Incopro cho thấy người tiêu dùng Anh ít nhất bị lừa mua 1 đến 3 hàng giả trong 12 tháng qua.
Table of Contents
Phần lớn người tiêu dùng Anh bị lừa mua hàng giả
Nghiên cứu của Incopro cho thấy hơn 2/3 (69%) người tiêu dùng Anh bị lừa mua từ 1 trên 3 món hàng giả trên các nền tảng trực tuyến trong 12 tháng qua. Thậm chí, có đến 1/5 (21%) đã mua từ bốn đến sáu mặt hàng giả mạo.
Ngày càng có nhiều người bị lừa bởi sự gia tăng của ‘hàng siêu giả’ trên môi trường trực tuyến. Thậm chí, một số người bán lừa đảo tìm cách kiếm lời nhanh chóng nhờ sự hỗ trợ của các thương hiệu hợp pháp.
Do đó, khó có thể xác định được thiệt hại do hàng giả gây ra. Những hàng hóa này không chỉ có tác động tài chính trên thị trường mà còn có thể gây tổn hại đến danh tiếng của thương hiệu hoặc tệ hơn là sức khỏe của người tiêu dùng.
Ảnh hưởng của hàng giả lên nền kinh tế toàn cầu
Thiệt hại với cá nhân là khá đáng kể trong cuộc khảo sát tại Anh: người tiêu dùng Vương quốc Anh chi tiêu trung bình 1.250 bảng Anh trực tuyến mỗi năm. Tuy nhiên gần một nửa (45%) số người bị lừa mua hàng giả không nhận được bất kỳ hình thức hoàn trả nào từ các sàn thương mại điện tử đã bày bán những hàng giả này.
Theo báo cáo của Phòng Thương mại Quốc tế, đến năm 2022, ước tính nền kinh tế toàn cầu đã thiệt hại đến 2,3 nghìn tỷ USD vì nạn làm hàng giả và vi phạm bản quyền.
Nhưng thiệt hại do hàng giả gây ra không chỉ nằm ở khía cạnh tài chính. Người tiêu dùng cũng có khả năng bị ‘tổn thương’ khi mua phải chúng. Nghiên cứu của Incopro nhấn mạnh rằng 32% những người đã mua một hoặc nhiều hàng giả đã gặp phải vấn đề về sức khỏe.
Các vấn đề về sức khỏe và an toàn liên quan đến hàng giả đã được ghi nhận đầy đủ các ví dụ đáng chú ý bao gồm thuốc lá điện tử giả tan chảy, bắt lửa hoặc nổ tung và những người đi xe đạp nghiệp dư mua mũ bảo hiểm giả với khả năng chịu va chạm kém nhiều lần so với sản phẩm chính hãng.
Hàng giả, hàng chất lượng thấp trên thị trường
Hàng giả không chỉ giới hạn ở quần áo thể thao và túi xách. Những kẻ bán hàng giả cũng đã thâm nhập vào các ngành nổi tiếng như dược phẩm, ô tô và thậm chí hàng không. Những ngành công nghiệp này mang lại lợi nhuận khủng khiếp, đặc biệt là dược phẩm.
Theo Strategy & – nhóm tư vấn chiến lược toàn cầu cho PwC – dược phẩm giả là lĩnh vực sinh lợi nhất trong buôn bán hàng hóa bất hợp pháp trên toàn cầu và là thị trường gian lận lớn nhất thế giới. Doanh số bán hàng ước tính dao động từ 150 tỷ đến 200 tỷ Euro. Và ngay cả ở những thị trường an toàn nhất thế giới, người ta ước tính rằng "ít nhất 1% tất cả các loại thuốc đang lưu hành là hàng giả". Con số này tăng lên đáng kể ở các nước đang phát triển.
Phần lớn hàng giả cũng được bán trực tuyến, khiến các thương hiệu khó xử lý và ngăn chặn gian lận hơn (vì họ không đủ khả năng và tiềm lực kinh tế để ngăn chặn điều này). Theo The Guardian, Amazon, thị trường trực tuyến hàng đầu thế giới, đầy rẫy "hàng giả và hàng nhái nguy hiểm tiềm ẩn".
Các nhóm tội phạm kiếm tiền bằng việc bán hàng giả, hàng kém chất lượng
Hàng giả tạo ra hàng tỷ bảng Anh mỗi năm. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi các nhóm và tội phạm có tổ chức đã đa dạng hóa hoạt động sản xuất hàng giả để tăng nguồn tài chính nhằm hỗ trợ các hoạt động tội phạm.
Một báo cáo của Văn phòng Liên hợp quốc về Ma túy và Tội phạm đã phát hiện ra "mối liên hệ phức tạp" giữa hàng giả và các tội phạm khác như buôn bán ma túy bất hợp pháp, rửa tiền và tham nhũng.
Việc sản xuất hàng giả cũng cho phép các nhóm tội phạm có tổ chức này tiếp tục phân phối các sản phẩm khác của chúng – chẳng hạn như ma túy và tiền. Chúng qua mắt các cơ quan chức năng bằng cách cố gắng làm cho hoạt động này trở nên hợp pháp. Michael Schidlow, người đứng đầu Bộ phận nghiên cứu về Tội phạm tài chính và phát hiện rủi ro tài chính của HSBC cho biết mối quan hệ giữa hàng giả và tội phạm rất phức tạp. Ông nhấn mạnh rằng các mặt hàng xa xỉ giá rẻ có thể được làm bởi một nạn nhân của nạn buôn người, đặc biệt là khi các trang web tuyển lao động giả mạo không được kiểm soát.
Thiệt hại đối với các thương hiệu
Cuối cùng, hàng giả có thể gây ra thiệt hại to lớn cho danh tiếng của thương hiệu và thay đổi đáng kể hành vi mua hàng. Theo nghiên cứu thị trường của Incopro, cả những người cố ý và vô tình mua phải hàng giả sẽ không còn quan tâm đến thương hiệu bị làm giả sau đó. Trong số những người được khảo sát, 35% ít có khả năng mua sản phẩm của thương hiệu đó từ thị trường trực tuyến sau khi bị lừa.
Tương tự, trong trường hợp sức khỏe người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi hàng giả, 83% người tiêu dùng được Incopro khảo sát sẽ không mua hàng của thương hiệu đó trong tương lai.
Loại thiệt hại này thường không thể khắc phục được đối với các thương hiệu – một khi niềm tin của người tiêu dùng bị mất đi thì rất khó để khôi phục lại. Các thương hiệu hoạt động trong một thế giới mà người tiêu dùng có tất cả quyền lực trong quá trình quyết định mua hàng; một người tiêu dùng không hài lòng có thể dễ dàng góp phần làm hoen ố danh tiếng của thương hiệu bằng cách đăng bài đánh giá trên các diễn đàn hoặc nền tảng đánh giá trực tuyến.
Sự gia tăng toàn cầu của hàng giả là một vấn đề nghiêm trọng – và một vấn đề không thể giải quyết được nếu không có sự trợ giúp của công nghệ, đặc biệt là khi các chợ trực tuyến cung cấp cho người bán phương tiện để bán bất cứ thứ gì, bất cứ khi nào và ở đâu. Nhưng quy mô của vấn nạn hàng giả lớn đến mức nào? Hàng giả đang hủy hoại giá trị thương hiệu như thế nào? Và thiệt hại của nó lớn đến đâu? Vấn đề này hiện vẫn chưa có một kết luận cụ thể nhưng chắc chắn con số sẽ rất lớn, vượt qua tưởng tượng của hầu hết chúng ta.