Hồ Chí Minh,

Lạng Sơn tăng cường quản lý thị trường thực phẩm dịp Tết

Định Khang  13/01/2023 09:02

Từ ngày 15/12/2022 đến ngày 5/1/2023, QLTT Lạng Sơn đã kiểm tra, xử lý 77 vụ việc, phạt vi phạm hành chính 172,6 triệu đồng. Các hành vi vi phạm gồm: không niêm yết giá, vi phạm về an toàn thực phẩm, kinh doanh hàng hóa nhập lậu...

Thực hiện Chỉ thị số 69/CT-UBND ngày 28/12/2022 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; Kế hoạch số 185/KH-BCĐ 389 ngày 23/12/2022 của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023; Công văn số 1552/UBND-NC ngày 26/12/2022 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh; Công văn số 1578/UBND-KT ngày 29/12/2022 về việc triển khai công tác bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2022 và trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, Cục QLTT Lạng Sơn đã tăng cường lực lượng kiểm tra, giám sát thị trường.

Theo đó, Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn tiếp tục tổ chức thực hiện Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2023; Kế hoạch về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2022, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.


Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn Đặng Văn Ngọc trực tiếp đi kiểm tra và chỉ đạo kiểm tra hàng hoá phục vụ tết tại huyện Lộc Bình

Trong đó, tập trung vào công tác đảm bảo an toàn thực phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường. Đối với nhiệm vụ này, lãnh đạo Cục QLTT Lạng Sơn chỉ đạo các Đội QLTT trực thuộc chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát, xử lý về hàng hóa thực phẩm lưu thông trên thị trường, bao gồm cả thực phẩm do ngành Công Thương quản lý tiêu thụ theo mùa vụ truyền thống (bánh, mứt, kẹo, đường, sữa, dầu ăn,..), thực phẩm có nguồn gốc động vật bảo quản đông lạnh phục vụ dịch vụ ăn uống sau Tết (các điểm kho giữ lạnh, các cơ sở phân phối, điểm kinh doanh có thị phần lớn trên địa bàn phụ trách...).

Cùng với đó, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử có mặt hàng thực phẩm; các hoạt động kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống mùa Lễ hội, điểm du lịch, nhất là dịp sau Tết - mùa Lễ hội chính của tỉnh dự kiến thu hút nhiều du khách khi phía Trung Quốc đã nới lỏng kiểm soát xuất nhập cảnh.


Phó Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn Trần Mạnh Hùng trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo Đội QLTT số 7 kiểm tra hàng hoá tại huyện Tràng Định

Song song đó, QLTT Lạng Sơn cũng chú trọng đến công tác phối hợp để bình ổn thị trường, kiểm tra, xử lý vi phạm về lĩnh vực giá dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quỹ Mão năm 2023. Cụ thể, Cục trưởng Cục QLTT Lạng Sơn đề nghị các Đội QLTT trực thuộc nắm tình hình nguồn cung hàng hóa đối với các điểm phân phối hàng hóa trên địa bàn, có biện pháp tuyên truyền, vận động đảm bảo kịp thời nguồn cung hàng hóa cho người tiêu dùng; xử lý nghiêm các hành vi cố ý găm hàng, tạo khan hiếm hàng... để thu lợi bất hợp pháp.

Triển khai biện pháp nghiệp vụ kiểm tra đột xuất, xử lý nghiêm hành vi kinh doanh hàng hóa không niêm yết giá hoặc bán hàng không theo giá niêm yết.

Phối hợp với cơ quan Tài chính triển khai giám sát, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá của các cơ sở kinh doanh hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn theo các Kế hoạch kiểm tra đã phê duyệt và trên cơ sở thực hiện các biện pháp nghiệp vụ nhằm đảm bảo phối hợp chặt chẽ, xử lý nghiêm minh (nếu có), tránh trùng lặp, chống chéo.


Phó Cục trường Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn Vũ Hồng Trung trực tiếp chỉ đạo Đội QLTT số 1 kiểm tra hàng hoá tại địa bàn thành phố Lạng Sơn

Qua việc triển khai đợt cao điểm, tính từ ngày 15/12/2022 đến ngày 5/1/2023, QLTT Lạng Sơn đã kiểm tra, xử lý 77 vụ việc, tiền phạt vi phạm hành chính 172,6 triệu đồng; trị giá hàng hóa vi phạm 160,752 triệu đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu gồm: Vi phạm về lĩnh vực giá (không niêm yết giá) 37 vụ, vi phạm về an toàn thực phẩm 05 vụ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu 25 vụ...

Trong những ngày cao điểm của Tết Nguyên đán Quý Mão, Cục QLTT tỉnh sẽ tiếp tục bố trí nhân lực, phương tiện đảm bảo kiểm tra, kiểm soát thị trường, kể cả ngày nghỉ, giờ nghỉ, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra, xử lý theo quy định nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/lang-son-tang-cuong-quan-ly-thi-truong-thuc-pham-dip-tet-94631.html

Tin cùng chuyên mục   Kinh doanh
Với phương châm lấy phòng ngừa là chính, công tác tuyên truyền bảo vệ an ninh, an toàn cho đường ống dẫn khí luôn được Công ty Khí Cà Mau - đơn vị trực thuộc Tổng công ty Khí Việt Nam triển khai thường xuyên, liên tục trong các năm qua, góp phần nâng cao nhận thức của ngư dân, doanh nghiệp có hoạt động trên biển đối với việc đảm bảo an ninh, an toàn đường ống dẫn khí dưới biển.
Chiều ngày 20/7/2023, tại trụ sở Bộ Công Thương Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã cùng với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào Phosay Sayasone ký Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Năng lượng và Mỏ Lào về hợp tác trong lĩnh vực than.
Tin tức mới nhất
Đồng loạt tiến hành kiểm tra hàng chục điểm bán hàng thuộc hệ thống Lamson 10K nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy, Ba Đình, Nam Từ Liêm (thành phố Hà Nội), lực lượng Quản lý thị trường đã thu giữ nhiều sản phẩm dao cạo râu giả mạo nhãn hiệu và có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Gillette - nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Cụ thể, ngày 06/11/2023, Đội QLTT số 10, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa phối hợp cùng Đội cảnh sát Kinh tế và môi trường – Công an huyện Hoằng Hóa đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất giấy Đạt Phát; địa chỉ: SN 18, đường TL 510B, Thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Trọng Hải làm chủ cơ sở.
Thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá, Đội Quản lý thị trường số 1 đã phối hợp với đại diện chủ thể quyền của nhãn hiệu HONDA và YAMAHA là Công ty Luật TNHH Phạm và Liên doanh liên tiếp kiểm tra 5 cơ sở kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ của Công ty Honda và Công ty YAMAHA.
Siêu thị J – Market đã đăng ký mã số thuế với loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ngoài nhà nước. Tại Hà Nội, cửa hàng siêu thị này kinh doanh nhiều mặt hàng gia dụng, thực phẩm với phương châm “Tiêu dùng chuẩn Nhật”. Tuy nhiên, dù là siêu thị với quy mô kinh doanh lớn, bày bán nhiều mặt hàng nhưng tại đây vẫn xuất hiện những sản phẩm nhập khẩu không có tem nhãn phụ tiếng Việt, không rõ nguồn gốc xuất xứ.