Hồ Chí Minh,

Lừa đảo trúng thưởng qua điện thoại: Vạch trần 3 chiêu trò

Quỳnh Phương  13/07/2021 12:46

Thống kê từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ NTD (Bộ Công Thương), tính đến tháng 6/2021, Tổng đài Tư vấn, hỗ trợ NTD 1800.6838 của Cục đã nhận được hàng trăm cuộc gọi tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ những vụ việc liên quan đến chương trình trúng thưởng của các doanh nghiệp, kênh quảng cáo trên truyền hình hoặc nhận được những tin nhắn trúng thưởng qua Facebook.Cục Cạnh tranh và Bảo vệ NTD đã liệt kê 3 chiêu thức lừa đảo phổ biến.

Thứ nhất, chiêu thức lừa đảo phổ biến nhất: Gọi điện thông báo trúng thưởng. NTD nhận được cuộc gọi của đối tượng lạ, tự xưng nhân viên của Công ty X nào đó, thông báo trúng thưởng.

Để tạo lòng tin, khi gọi điện đến, các đối tượng đều tự xưng là người của cơ quan chức năng có uy tín hoặc chương trình đã được Bộ Công Thương cấp phép, thậm chí cung cấp đầy đủ tên công ty, địa chỉ, số điện thoại hotline, số zalo…

Đối với hình thức này, NTD thường không tìm hiểu, kiểm chứng mà liên hệ ngay số điện thoại đã được đối tượng lạ cung cấp và làm theo hướng dẫn.

Vì số tiền hoặc món hàng trúng thưởng có giá trị lớn nên khi đối tượng lạ yêu cầu NTD phải đóng vài triệu làm tiền cọc để nhận thưởng, thậm chí còn hứa hẹn khi trả thưởng sẽ trả lại số tiền cọc đó, NTD ngay lập tức mắc bẫy và nhanh chóng chuyển tiền.

lừa đảo qua điện thoại
Nâng cao cảnh giác với những cuộc gọi và thông tin lạ

Thứ hai, mời chào mua hàng để tiếp tục nhận mã trúng thưởng. Với hình thức này, sau khi được thông báo trúng thưởng, ngoài hình thức chuyển tiền thuế, đối tượng lừa đảo còn đưa thêm chiêu trò dụ dỗ NTD mua thêm sản phẩm để nhận thêm mã quay thưởng với lời hứa hẹn càng mua nhiều mã, càng trúng thưởng nhiều, số tiền trúng thưởng càng lớn.

NTD cũng không tìm hiểu, xác minh thông tin, tiếp tục đặt mua những sản phẩm với trị giá cao từ vài triệu đến hơn chục triệu với mong muốn trúng được nhiều phần thưởng.

Ở hình thức này, nhiều NTD có thể biết mình bị lừa nhưng cố theo đuổi hoặc chờ đợi, thậm chí vẫn tin và hy vọng một ngày nào đó mình sẽ nhận được phần thưởng giá trị lớn theo như hứa hẹn của đối tượng lạ. Đến khi không còn niềm tin nữa, cũng không có cách nào liên hệ lại.

Thứ ba, nhắn tin trúng thưởng qua Facebook. NTD nhận được thông báo trúng thưởng qua tin nhắn messenger của Facebook.

Nhằm tạo niềm tin cho người nhận, trong tin nhắn còn thông báo, đây là tin nhắn chính xác được xác nhận từ hệ thống và đề nghị người nhận không cung cấp mã trúng thưởng cho bất kỳ ai.

Để nhận được giải thưởng như thông báo, người nhận cần làm hồ sơ theo hướng dẫn, trong đó, bao gồm đầy đủ thông tin của người nhận để hoàn tất thủ tục nhận giải thưởng.

Nhiều NTD khá cảnh giác cũng thử liên hệ với số điện thoại được cung cấp trên tin nhắn, nhưng sau khi nghe xong cuộc gọi lại hoàn toàn tin tưởng và thực hiện theo hướng dẫn, làm thủ tục chuyển tiền cho đối tượng lạ.

Tuy nhiên, sau khi chuyển tiền, NTD không thể nào liên hệ được với số điện thoại này nữa và tài khoản thông báo trúng thưởng kia cũng chặn luôn facebook của NTD.

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ NTD, tất cả các chương trình khuyến mại, trao thưởng phải được đăng ký và cấp phép tại cơ quan chức năng có thẩm quyền như Sở Công Thương địa phương hoặc Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), đặc biệt với những chương trình có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên. Nếu cần xác minh thông tin, NTD có thể liên hệ với các cơ quan này để được giải đáp và hỗ trợ kịp thời.

Để tránh sa bẫy của những đối tượng lừa đảo, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ NTD khuyến cáo, NTD tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ. Cùng với đó, nâng cao cảnh giác với những cuộc gọi và thông tin từ đối tượng lạ cung cấp.

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/vach-tran-3-chieu-tro-lua-dao-trung-thuong-qua-dien-thoai-19326.html

Tin cùng chuyên mục   Bảo vệ người tiêu dùng
Siêu thị J – Market đã đăng ký mã số thuế với loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ngoài nhà nước. Tại Hà Nội, cửa hàng siêu thị này kinh doanh nhiều mặt hàng gia dụng, thực phẩm với phương châm “Tiêu dùng chuẩn Nhật”. Tuy nhiên, dù là siêu thị với quy mô kinh doanh lớn, bày bán nhiều mặt hàng nhưng tại đây vẫn xuất hiện những sản phẩm nhập khẩu không có tem nhãn phụ tiếng Việt, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bùng phát lừa đảo trực tuyến với quảng cáo “việc nhẹ lương cao”, gần 400 cơ quan, tổ chức có tên miền .gov.vn và .edu.vn bị xâm nhập, chèn mã quảng cáo cờ bạc, cá độ... là những thông tin được nêu trong Báo cáo tổng kết tình hình an ninh mạng Việt Nam 6 tháng đầu năm của Công ty Công nghệ an ninh mạng Việt Nam - NCS đưa ra sáng nay 23/6.
Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) bám sát các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật
Tin tức mới nhất
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.