Hồ Chí Minh,

Lưu lượng nước về các hồ thủy điện khu vực Bắc Bộ tăng nhanh

Định Khang  16/06/2023 11:36

Thông tin mới nhất từ Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, tính đến 15/6, lưu lượng nước về các hồ thủy điện khu vực Bắc Bộ tăng nhanh nhưng vẫn ở mực nước thấp.

Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp cho biết, ngày 15/6 lưu lượng về các hồ chứa khu vực Bắc Bộ tăng; khu vực Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ dao động nhẹ. Lưu lượng ở một số lưu vực sông, suối nhỏ khu vực Bắc Bộ các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang tăng nhanh.

Mực nước hồ chứa thủy điện khu vực Bắc Bộ tăng nhẹ; Khu vực Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ mực nước dao động nhẹ, vẫn ở mực nước thấp; Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên mực nước các hồ dao động nhẹ so với ngày hôm qua, mực nước nằm trong phạm vi mực nước tối thiểu theo quy định của Quy trình vận hành.

“Lượng nước về hồ chủ yếu để điều tiết nước đảm bảo dòng chảy tối thiểu, các nhà máy thủy điện vận hành phát điện bằng lưu lượng nước về”, Cục An toàn kỹ thuật và Môi trường công nghiệp cho hay.



Tính đến 15/6, lưu lượng nước về các hồ thủy điện khu vực Bắc Bộ tăng nhanh nhưng vẫn ở mực nước thấp

Các nhà máy khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ phát điện cầm chừng với cột nước, công suất thấp để đảm bảo an toàn cho tổ máy khi vận hành, khó có thể đáp ứng đươc việc phát điện theo quy trình vận hành hồ chứa tại thời kỳ này.

Hiện nay, vẫn còn 4 hồ thủy điện xấp xỉ mực nước chết là Thác Bà, Bản Vẽ, Thác Mơ, Đồng Nai 3 và 4 hồ ở mực nước thấp như Sơn La, Bản Chát, Tuyên Quang, Hủa Na.

Ngoài ra, một số thủy điện phát điện cầm chừng với cột nước, công suất thấp: Sơn La, Huội Quảng, Bản Chát, Thác Bà, Tuyên Quang, Hủa Na, Trung Sơn, Thác Mơ, Đồng Nai 3.

Dự báo tình hình thủy văn, lưu lượng nước về hồ thủy điện 24h tiếp tục tăng nhẹ; mực nước các hồ khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ tăng chậm, ở mức thấp.

Thủy điện Hòa Bình - vai trò điều tần, điều áp trong hệ thống điện quốc gia

Ngày 13/6, chia sẻ với phóng viên báo chí, ông Phạm Văn Vương - Giám đốc Công ty thủy điện Hòa Bình cho biết, thủy điện Hòa Bình là bậc thang cuối sông Đà, với tổng công suất lắp đặt 1.920MW, bao gồm 8 tổ máy (mỗi tổ máy công suất 240MW), có vai trò quan trọng năng lượng quốc gia. Ngoài cung cấp điện thường xuyên, còn phải thực hiện nhiệm vụ điều tần, điều áp hệ thống, và đảm bảo chất lượng điện năng của hệ thống điện Việt Nam.


Ngoài cung cấp điện thường xuyên, thủy điện Hòa Bình còn phải thực hiện nhiệm vụ điều tần, điều áp hệ thống, và đảm bảo chất lượng điện năng của hệ thống điện Việt Nam

Năm 2023 là năm tình hình thủy văn tuyến sông Đà bất lợi, không thuận tiện cho công tác phát điện.

“Từ đầu năm đến nay, thủy điện Hòa Bình mới phát 3,5 tỷ kWh, bằng 37% kế hoạch năm 2023. Với tình hình hiện nay, việc đảm bảo kế hoạch sản lượng điện sẽ rất khó khăn nếu nhìn vào kế hoạch cả năm 9,832 tỷ kWh được Tập đoàn giao”, ông Phạm Văn Vương chia sẻ và cho biết thêm, thủy điện Hoà Bình đã từng xuống mực nước chết, nhưng đây là lần đầu tiên chứng kiến các nhà máy ở miền Bắc đồng loạt xuống mực nước chết như vậy.

Thực tế, từ cuối tháng 5, đầu tháng 6, Nhà máy thủy điện Hòa Bình luôn khai thác ở mức cao, gần như hết công suất, khiến cho mực nước xuống rất nhanh. Các hồ thủy điện trên khu vực phía Bắc nói chung và hồ thủy điện ở tuyến sông Đà nói riêng đều xấp xỉ ở mức chết, khả năng khai thác hầu như không còn.

“Với nhu cầu của hệ thống, thủy điện Hòa Bình phải phát huy vai trò đảm bảo công suất, ổn định chất lượng điện, đảm bảo làm sao có mực nước phát công suất tối đa để khi hệ thống cần điều chỉnh, thì sẵn sàng đáp ứng nhu cầu. Bên cạnh đó, phải dự trữ nguồn sản lượng để trong những ngày tiếp theo còn dự báo tiếp tục khó khăn trong công tác điện”, ông Phạm Văn Vương cho hay.

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/luu-luong-nuoc-ve-cac-ho-thuy-dien-khu-vuc-bac-bo-tang-nhanh-95926.html

Tin cùng chuyên mục   
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các giải pháp chống hàng giả toàn diện ứng dụng chuyển đổi số của Vina CHG, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc sản phẩm được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo kết nối cung cầu công nghệ lần thứ 5 năm 2023 vừa mới được tổ chức tại Long An nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2023.
Tem chống hàng giả hay tem chống giả là giải pháp được phát triển để ngăn ngừa nguy cơ bị sao chép, làm giả cho các sản phẩm chính hãng, giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tem chống hàng giả được cấu thành từ 2 yếu tố chính là công nghệ chống hàng giả và tính pháp lý của con tem.
Tin tức mới nhất
Lực lượng quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra địa điểm chứa trữ hàng hóa của Tiktoker Phan Thủy Tiên, thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Zenpali, địa chỉ tầng 1, CT3, Toà nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tạm giữ trên 10.000 lọ nước hoa nhập lậu.