Hồ Chí Minh,

Máy giao dịch ngân hàng tự động STM – sản phẩm chủ lực của Tập đoàn công nghệ Unicloud

Định Khang  07/04/2022 12:20

Trên cơ sở làm chủ nền tảng phần mềm hiện đại cùng khả năng tùy biến được phần cứng, Tập đoàn công nghệ Unicloud (Unicloud Group) đã cung cấp ra thị trường hệ thống máy giao dịch ngân hàng tự động STM, giúp số hóa tối đa các tác vụ từ đơn giản như rút/nạp tiền, chuyển khoản,… đến các tính năng nâng cao như rút tiền bằng mã QR thông qua App trong thời gian ngắn kỷ lục.

Tập đoàn công nghệ đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng chỉ EMV L2 cho hệ thống máy STM

Theo thống kê từ Vụ thanh toán – Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết Q3/2021, Việt Nam có khoảng 20,058 máy ATM. Với dân số khoảng 97 triệu (số liệu năm 2020), trung bình khoảng 5,000 người/1 ATM, phần lớn trong số đó được phân bổ tại các thành phố lớn, khu công nghiệp.

Điểm chung của hệ thống máy ATM tại các ngân hàng là đều được nhập khẩu từ các quốc gia phát triển trên thế giới. Tiện lợi trong khâu mua bán, xong mặt trái của việc này là các ngân hàng bị lệ thuộc quá nhiều vào công nghệ của nhà cung cấp. Sự lệ thuộc đó khiến ngân hàng trở nên bị động trong việc tự chủ giao dịch, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng,… trong quá trình vận hành và sử dụng.

Trước thực trạng này, Tập đoàn công nghệ Unicloud đã cung cấp các giải pháp ngân hàng số, bao gồm cả phần mềm và phần cứng dành riêng cho tổ chức tài chính, cho phép đặt không gian số (Digital Space) trong lòng chi nhánh truyền thống, hình thành chi nhánh 4.0 (Phygital Branch).

Và hệ thống máy giao dịch ngân hàng tự động STM (Smart Teller Machine) là một phần trong số các giải pháp công nghệ, chuyển đổi số hiện đại được Unicloud cung cấp cho các ngân hàng.

Không giống với ATM truyền thống, các máy STM sẽ "trao quyền" nhiều hơn cho khách hàng, cho phép họ có thể tự mình thực hiện đa số các giao dịch với ngân hàng liên tục 24/7, từ cơ bản đến nâng cao, như: Rút tiền, nộp tiền, chuyển khoản, truy vấn tài khoản, mở tài khoản ngân hàng thông qua công nghệ eKYC trên điện thoại hoặc mở thẻ bằng mã QR,…

Mỗi hệ thống STM có thể đảm nhiệm vai trò giống như một quầy giao dịch trong các ngân hàng truyền thống. Khác biệt ở chỗ, mọi quy trình, thủ tục được số hóa toàn bộ dựa trên các công nghệ, giải pháp phần mềm tiên tiến được tích hợp trên các hệ thống STM này.

Hệ thống máy giao dịch ngân hàng tự động STM của Unicloud
Hệ thống máy giao dịch ngân hàng tự động STM của Unicloud

Được giới thiệu lần đầu tại Triển lãm Quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam 2021, hệ thống các máy STM gây ấn tượng với các tính năng và công nghệ hỗ trợ khách hàng tự phục vụ như: Công nghệ nhận dạng khuôn mặt (Facial Recognition), nhận dạng tĩnh mạch ngón tay (Finger vein Recognition), eKYC,…

Bằng việc làm chủ nền tảng phần mềm hiện đại, cùng với khả năng tùy biến được phần cứng, STM được thiết kế tương đồng với hệ thống core banking của các ngân hàng truyền thống, dẫn đến việc tối ưu hơn trong khâu tích hợp cũng như bảo dưỡng, bảo trì sau này.

Một điều nữa khiến các máy STM của Unicloud Group vượt trội hơn hẳn so với các giải pháp khác đến từ hệ sinh thái đa dạng các ứng dụng, từ mobile đến ứng dụng chạy riêng trên máy ATM/STM hay các ứng dụng trong hệ thống quản trị ngân hàng,…

Ngoài ra, với lợi thế từ đội ngũ kỹ sư có chuyên môn tại Việt Nam, mọi vấn đề liên quan đến việc tích hợp, bảo trì hay thậm chí là đào tạo vận hành và hướng dẫn sử dụng đều có thể được xử lý trong thời gian ngắn và đảm bảo về mặt tuân thủ đối với bảo mật, tránh lộ lọt dữ liệu thông tin ngân hàng.

STM được thiết kế để tương đồng với hệ thống core banking tại các ngân hàng hiện nay
Liên quan đến hoạt động tín dụng trong ngân hàng, bản thân hệ thống các máy STM của Unicloud đều trải qua các giai đoạn kiểm định và đánh giá một cách kỹ lưỡng, đảm bảo an toàn tuyệt đối trước khi đưa vào sử dụng.

Bên cạnh các chuẩn bảo mật truyền thống như PCI-DSS, phần mềm chạy trên máy STM do Unicloud cung cấp cũng đạt chuẩn EMV L2 được chứng nhận bởi EMVCo. Đây là chứng chỉ được cấp tại Mỹ dành cho nhân phần mềm bảo mật thẻ ngân hàng cấp phép cho các thiết bị sử dụng trong quá trình thanh toán không tiếp xúc, với mục đích thiết lập tiêu chuẩn thống nhất để toàn bộ thẻ và thiết bị đầu cuối trong cùng một hệ thống có thể tương thích với nhau. Và Unicloud Group vinh dự là tập đoàn công nghệ đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng chỉ này.

Hệ thống máy giao dịch ngân hàng tự động STM của Unicloud
Hệ thống máy STM của Unicloud được kiểm định, cấp chứng chỉ an toàn bởi EMVCo và NAPAS

Tiếp đến, để phần mềm hoạt động được thông suốt tại Việt Nam, bên cạnh việc đạt chứng chỉ EMV quốc tế, thì STM của Unicloud cũng vượt được tiêu chuẩn VCCS của NAPAS.

Đây là chuẩn riêng tại Việt Nam, chứng nhận cho việc liên thông với hệ thống thẻ của NAPAS. Chuẩn này được xây dựng dựa trên môi trường tài chính đặc thù trong nước và tuân theo quy định về an toàn thông tin của riêng ngành tài chính.

Bản thân cơ quan này sẽ kiểm tra, đánh giá việc tương thích với mạng lưới các máy ATM, máy POS và mạng lưới các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam trước khi đưa vào hoạt động.

Được biết, hiện tại Unicloud cũng đang đẩy mạnh ứng dụng các giải pháp số hóa cho nhiều địa phương trong nước và chính phủ nước ngoài, tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực như Y tế, Giáo dục, Dịch vụ công,.. góp phần phát triển Chính phủ số một cách tổng thể, toàn diện. Trong đó, hệ thống máy STM đóng vai trò là một trong các nhóm sản phẩm chủ lực cho các giải pháp này, nhằm thúc đẩy nhanh lộ trình "xã hội không dùng tiền mặt".

Cùng với đó, Unicloud hiện cũng đang dẫn dầu thị trường trong việc nghiên cứu, đưa ra các bộ giải pháp đột phá, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế số tại Việt Nam và toàn cầu với các lĩnh vực như cung cấp các thiết bị IoT, AI hay Robotic; các giải pháp về Chính phủ điện tử 4.0; thương mại điện tử, Payment gateway; công nghệ trong BĐS, y tế; các giải pháp về kinh tế chia sẻ; đặc biệt là hệ sinh thái chuyển đổi số cho doanh nghiệp như ngân hàng số (Digital Banking), Fintech, BĐS và bảo hiểm.

Theo Hiếu Thượng/Tiêu Dùng

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/may-giao-dich-ngan-hang-tu-dong-stm-san-pham-chu-luc-cua-tap-doan-cong-nghe-unicloud-21267.html

Tin cùng chuyên mục   Công nghệ
Tin tức mới nhất
Sau khi Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 7/1/2023 về quy định khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp, Công ty Mua bán điện (thuộc EVN) đã có các văn bản gửi các Chủ đầu tư đề nghị gửi hồ sơ tài liệu để có thông số tính toán, đàm phán giá điện.
Ngày 26/5/2023, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tham dự loạt sự kiện cấp Bộ trưởng gồm: Phiên thảo luận 2 của Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC lần thứ 29 (MRT 29), họp Bộ trưởng các nước thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), dự phiên họp Bộ trưởng các nước ASEAN bên lề Hội nghị kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF); đồng thời có các hoạt động tiếp xúc song phương bên lề với bà Gina Raimondo, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ, ông Yamada Kenji, Nghị sĩ Quốc hội, kiêm Thứ trưởng Thương trực Bộ Ngoại giao Nhật Bản.
Vụ Chính sách thương mại Đa Biên cho biết, trong hai ngày 26 – 27 tháng 5 năm 2023 tại thành phố Detroit, bang Michigan, Hoa Kỳ, đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Khuôn khổ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF). Hội nghị được đồng chủ trì bởi Đại sứ - Trưởng Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) Katherine Tai và Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo.
Để phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam, Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030 nêu rõ, lấy nhu cầu thị hiếu của thị trường để định hướng cho sản xuất, xuất khẩu; hướng tới mục tiêu phát triển đa dạng hóa các thị trường với quy mô, cơ cấu thị trường và sản phẩm xuất khẩu hợp lý, ổn định, bền vững và hiệu quả.
Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Thương mại Diễn đàn kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 29 (MRT 29), Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, các nền kinh tế thành viên APEC cần ưu tiên thảo luận về vấn đề cải cách Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức này.