Hồ Chí Minh,

Mua trúng hàng ‘dỏm’ trên Lazada, khách hàng còn bị vu khống lừa đảo?

Định Khang  24/04/2021 08:29

"Điều 156. Tội vu khống

Ngày 29/03/2021, anh T. đã đặt 8 sản phẩm, mỗi sản phẩm là một combo in hình 10 tấm của cửa hàng In Ảnh 1K Chất Lượng Cao trên Lazada. Anh đã cẩn thận gửi ảnh qua Lazada, đồng thời cũng nhắc người bán hàng lưu ý về chất lượng cũng như số lượng sản phẩm.

mua hàng lazada
Nội dung đoạn chat giữa người bán hàng và anh T. Ảnh: anh T. cung cấp

Tuy nhiên, người bán lại yêu cầu anh phải gửi hình ảnh qua Zalo hoặc mail để chất lượng ảnh in được tốt nhất. Vì không dùng Zalo, nên anh T. đã thỏa thuận sử dụng mail để gửi hình cho người bán. Anh đã nhắn hỏi thông tin về mail, nhưng lại không được người bán cung cấp thông tin và sau đó cũng từ chối về việc nhận hình qua mail.

"Nhà bán hàng yêu cầu tôi gửi hình ảnh qua mail của nhà bán hàng. Chưa cho tôi địa chỉ mail, tôi hối thúc thì lại từ chối đơn hàng một cách bất cần khách. "Không xài Zalo thì không in, ra tiệm mà in".  Thế nhưng tình trạng đơn hàng "Đã đóng gói". Thế là tôi hủy không được." Anh T. bức xúc.

Đến ngày nhận hàng, thì anh T. lại nhận được một tấm bìa carton khoảng 9×7 cm. Quá trình mở hàng, anh chỉ chụp hình chứ không quay video bởi trên kiện hàng không có yêu cầu này. Anh T. đã phản ánh cho nhà bán hàng cũng như Lazada về việc không giao đúng sản phẩm và yêu cầu trả lại hàng, nhưng anh T. lại bị vu oan là đã cố tình đánh tráo hàng.

mua hàng lazada
Nhà bán hàng cho rằng anh T. đã đánh tráo gói hàng này nhưng lại không đưa ra bằng chứng. Ảnh: anh T. cung cấp

Anh T. cũng cho biết thêm: "Nhà bán hàng này còn làm tăng tính thuyết phục với Lazada bằng cách nói họ đã search thông tin số điện thoại của tôi và được biết tôi bị phản ánh rất nhiều về tình trạng boom hàng và lừa đảo."

Liên hệ tổng đài chăm sóc khách hàng Lazada, anh T. muốn phản ánh và yêu cầu Lazada để xác minh rõ việc nhà bán hàng này vu khống, bôi nhọ anh. Nhưng Lazada cũng như nhà bán hàng không chứng minh được.

Vào sáng ngày 6/4/2021, đại diện Lazada đã gọi và báo đã có đủ thông tin chứng minh nhà bán hàng đã đóng gói sản phẩm và yêu cầu anh T. quay video khi mở kiện hàng. Trong khi đó anh đã mở kiện hàng rồi và không thể quay video lại được. Đại diện này đã đồng ý và hứa gửi thông tin chứng minh trên qua mail cho anh T. nhưng cũng không gửi.

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền."

Theo quy định của Lazada, anh T. đã thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục trả hàng, khiếu nại mà chính sách Lazada đã đưa ra. Hơn nữa, việc yêu cầu anh T. phải quay video khi mở hàng là không căn cứ, vì theo chính sách giao hàng và nhận hàng trên trang web thì Lazada chỉ "khuyến khích người mua nên chụp lại kiện hàng trước và sau khi nhận hàng để làm bằng chứng nếu có tranh chấp về sau."

Anh T. cho biết đơn hàng này của anh giá trị không cao. Tuy nhiên, vấn đề ở đây lại nằm ở danh dự, nhân phẩm, uy tín anh T. bị xâm phạm khi người bán vu khống anh là khách thường boom hàng và lừa đảo. Nếu trong trường hợp này Lazada, nhà bán hàng không có chứng cứ để chứng minh anh T. lừa đảo thì anh T. có cơ sở để tố giác người bán ra cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết với hành vi "bịa đặt" của nhà bán hàng theo Điều 156, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Theo tìm hiểu của PV, trên trang web của Lazada: https://www.lazada.vn/helpcenter/, mặc dù quy định của Lazada chỉ đề cập tới việc khuyến khích người mua hàng nên chụp ảnh trước và sau khi nhận hàng, nhưng khi nhân viên Lazada làm việc với anh T. thì lại yêu cầu anh nay phải quay video khi mở hàng mới chấp nhận cho trả hàng.

Vậy, với cách làm việc này, Lazada đang tự mâu thuẫn với chính sách mà đơn vị này đã đăng tải công khai trên trang web chính thức?

Người mua thì dựa vào chính sách Lazada để trả hàng, khiếu nại, còn về phía nhân viên thì lại xử lý vụ việc theo hướng khác khiến người mua cảm thấy hoang mang và không khỏi bức xúc. Vậy liệu rằng có phải Lazada đang thờ ơ, không coi trọng việc bảo vệ quyền lợi người mua mà chỉ quan tâm, ưu tiên cho các nhà bán hàng hay không?

mua hàng lazada
Lazada cho phép người mua dùng ảnh chụp kiện hàng trước và sau để giải quyết tranh chấp

Liên quan đến vụ việc nói trên, ngày 16/4/2021, PV báo Kinh tế & Đô thị đã liên hệ với Lazada thông qua đường dây hotline 1900.1007, sau khi PV trình bày những phản ánh của anh T. thì nhân viên Lazada có hứa: "Hiện tại về trường hợp này của mình thì em xin phép được ghi nhận lại, và bên bộ phận truyền thông bên em sẽ chủ động liên hệ cho mình để hỗ trợ." Thế nhưng cho đến hiện tại, Lazada vẫn chưa có bất cứ phản hồi nào.

Tieudung.vn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/mua-trung-hang-dom-tren-lazada-khach-hang-con-bi-vu-khong-lua-dao-18316.html

Tin cùng chuyên mục   Bảo vệ người tiêu dùng
Siêu thị J – Market đã đăng ký mã số thuế với loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ngoài nhà nước. Tại Hà Nội, cửa hàng siêu thị này kinh doanh nhiều mặt hàng gia dụng, thực phẩm với phương châm “Tiêu dùng chuẩn Nhật”. Tuy nhiên, dù là siêu thị với quy mô kinh doanh lớn, bày bán nhiều mặt hàng nhưng tại đây vẫn xuất hiện những sản phẩm nhập khẩu không có tem nhãn phụ tiếng Việt, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bùng phát lừa đảo trực tuyến với quảng cáo “việc nhẹ lương cao”, gần 400 cơ quan, tổ chức có tên miền .gov.vn và .edu.vn bị xâm nhập, chèn mã quảng cáo cờ bạc, cá độ... là những thông tin được nêu trong Báo cáo tổng kết tình hình an ninh mạng Việt Nam 6 tháng đầu năm của Công ty Công nghệ an ninh mạng Việt Nam - NCS đưa ra sáng nay 23/6.
Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) bám sát các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật
Tin tức mới nhất
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.