Hồ Chí Minh,

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp tiệm cận tới tiêu chuẩn quốc tế

Định Khang  22/12/2022 12:46

Thời gian qua, cùng với việc đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền; xây dựng pháp luật, thể chế về Hiệp định CPTPP tới doanh nghiệp, các Bộ, ngành đã phối hợp chặt chẽ và có nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp để tiệm cận tới tiêu chuẩn quốc tế.

Cụ thể, các Bộ, ngành đã tập trung xây dựng các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp tập trung vào các biện pháp như khuyến khích, định hướng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kết nối với doanh nghiệp nội địa để hình thành và phát triển chuỗi cung ứng; xây dựng và thực thi kế hoạch phát triển thương mại điện tử để hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, đầu tư trực tuyến; tăng cường tổ chức rộng rãi các hoạt động hội chợ giới thiệu hàng Việt Nam; đẩy mạnh chương trình kết nối doanh nghiệp và ngân hàng để ưu tiên vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; khuyến khích tham gia các chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn…

Các Bộ, ngành đã xây dựng và hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật nhằm tiệm cận tới tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể, Bộ Khoa học và Công nghệ đã bổ sung và cập nhật Hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu, bảo đảm tính đồng bộ, hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, đồng thời tiếp tục củng cố Quy chuẩn Việt Nam để ngăn chặn sản phẩm, hàng hoá dịch vụ kém chất lượng, ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ, bảo vệ lợi ích quốc qua, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các Quy chuẩn quốc gia về thuỷ sản, xây dựng một số văn bản pháp luật về danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam…


Chính phủ đã tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, triển khai các biện pháp cải thiện, nâng cao năng suất lao động và các ngành sản xuất như hỗ trợ kinh phí để doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ cũng như ưu tiên triển khai các đề tài, nghiên cứu ứng dụng liên quan đến doanh nghiệp, thức đẩy sự hợp tác nghiên cứu giữa tổ chức khoa học công nghệ với doanh nghiệp; triển khai Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và xây dựng mô hình doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tiến tới thành lập doanh nghiệp công nghệ cao trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phục vụ nông nghiệp…

Cùng với đó, Chính phủ đã chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chủ yếu dưới các hình thức đào tạo nghề, tổ chức các khoá tập huấn nâng cao năng lực trong các lĩnh vự nông nghiệp, công nghiệp, logistics…

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/nang-cao-nang-luc-canh-tranh-cho-doanh-nghiep-tiem-can-toi-tieu-chuan-quoc-te-94490.html

Tin cùng chuyên mục   
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các giải pháp chống hàng giả toàn diện ứng dụng chuyển đổi số của Vina CHG, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc sản phẩm được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo kết nối cung cầu công nghệ lần thứ 5 năm 2023 vừa mới được tổ chức tại Long An nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2023.
Tem chống hàng giả hay tem chống giả là giải pháp được phát triển để ngăn ngừa nguy cơ bị sao chép, làm giả cho các sản phẩm chính hãng, giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tem chống hàng giả được cấu thành từ 2 yếu tố chính là công nghệ chống hàng giả và tính pháp lý của con tem.
Tin tức mới nhất
Lực lượng quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra địa điểm chứa trữ hàng hóa của Tiktoker Phan Thủy Tiên, thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Zenpali, địa chỉ tầng 1, CT3, Toà nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tạm giữ trên 10.000 lọ nước hoa nhập lậu.