Hồ Chí Minh,

Nghị định 98/2020/NĐ-CP: Cá nhân bán hàng xách tay nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc có thể bị phạt đến 50 triệu...

Quỳnh Phương  23/10/2020 16:53

Hàng hóa nhập lậu được quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 98, theo đó hàng hóa nhập lậu gồm có các trường hợp sau:

– Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;

– Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;

– Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;

– Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;

– Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.

Trên thực tế, hàng nhập lậu nhiều nhất là hàng vận chuyển qua biên giới qua những đường tiểu ngạch mà không thực hiện khai báo thủ tục hải quan, hoặc khai báo không đầy đủ về số lượng, chủng loại hàng hóa. Việc nhập lậu hàng hóa dẫn tới tình trạng Nhà nước thất thu thuế, ảnh hưởng đến thị trường sản xuất trong nước, cạnh tranh không lành mạnh đối với những hàng hóa được nhập khẩu đúng quy định pháp luật. Không những vậy, hàng nhập lậu qua biên giới không được kiểm soát về tiêu chuẩn, chất lượng gây ảnh hưởng quyền lợi của người tiêu dùng…

Phóng viên đã có buổi trao đổi với Luật sư Trần Thị Kiều Hạnh, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh về nghị định này:

PV:Thưa luật sư, mức xử phạt đối với hành vi kinh doanh hàng nhập lậu được qui định như  thế nào theo nghị định 98/2020?

Luật sư Trần Thị Kiều Hạnh: tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng hóa nhập lậu sẽ bị xử phạt từ 500 ngàn đồng đến 200 triệu đồng, cụ thể như sau:

– Đối với cá nhân vi phạm: Phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 50 triệu đồng tùy vào giá trị hàng hóa nhập lậu theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 98/2020.

– Đối với tổ chức vi phạm: Phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 200 triệu đồng tùy vào giá trị hàng hóa nhập lậu theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 98/2020.

Trường hợp, tổ chức, cá nhân vi phạm thuộc một trong các trường hợp được quy định tại theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 98/2020 thì bị phạt tiền gấp hai lần mức nêu trên (tương đương mức phạt tối đa có thể lên đến 100 triệu đồng đối với cá nhân hoặc 200 triệu đồng đối với tổ chức):

– Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100 triệu đồng hoặc từ 100 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;

– Hàng hoá nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt con trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi.

Không những vậy, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm (trừ trường hợp buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng); tịch thu phương tiện vận tải vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Đối với trường hợp buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại có giá từ 100.000.000 đồng hoặc đối với Di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa sẽ bị xử lý hình sự đối với tội Buôn lậu.

Như vậy, cá nhân có hành vi bán hàng xách tay tức mua bán hàng hóa qua biên giới không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định, không làm thủ tục hải quan,… các trường hợp khác thuộc trường hợp được xác định là hàng hóa nhập lậu theo quy định kể trên thì cá nhân kinh doanh trực tiếp nhập lậu sẽ bị phạt tiền tối đa đến 50 triệu đồng với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu. Trường hợp cá nhân này trực nhập khẩu hàng hóa có thể bị phạt đến 100 triệu đồng. Đối với tổ chức, mức phạt sẽ gấp đôi.

PV:Luật sư giải thích rõ thêm thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi kinh doanh hàng nhập lậu?

Luật sư Trần Thị Kiều Hạnh: Thẩm quyền xử lý hành vi kinh doanh hàng nhập lậu chưa đến mức hình sự, tùy thuộc vào mức độ vi phạm và địa phận vi phạm thuộc thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp, Quản lý thị trường, công an nhân dân, hải quan, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển.

Trước đó, Nghị định 185/2013/NĐ-CP và Nghị định 124/2015/NĐ-CP đã có quy định về vấn đề này với mức phạt cao nhất tương đương. Tuy nhiên, các trường hợp nhập lậu, kinh doanh hàng nhập lậu vẫn buôn bán nở rộ trên thị trường đặc biệt là kinh doanh online trên các trang mạng xã hội… mà chưa bị xử lý.
Nghị định 98/2020/NĐ-CPcó hiệu lực, một lần nữa nhắc nhở, răn đe các cá nhân, tổ chức kinh doanh, vận chuyển, giao nhận, nhập khẩu đối với hàng nhập lậu…Đồng thời, nhắn nhủ đến các cơ quan có thẩm quyền cần nghiêm khắc xử lý các hành vi vi phạm, góp phần lành mạnh hóa hoạt động kinh doanh thương mại.

PV: Vâng, xin cảm ơn luật sư!

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/nghi-dinh-98-2020-nd-cp-ca-nhan-ban-hang-xach-tay-nhap-lau-hang-hoa-khong-ro-nguon-goc-co-the-bi-phat-den-50-trieu-dong-17147.html

Tin cùng chuyên mục   Pháp luật
Tin tức mới nhất
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.