Hồ Chí Minh,

Người tiêu dùng làm gì khi mua phải hàng kém chất lượng?

Định Khang  08/12/2017 15:14

Để được đảm bảo quyền lợi của mình, khi mua phải hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái.. người tiêu dùng cần lưu ý một số điểm dưới đây.

Để tránh mua phải hàng kém chất lượng, trước khi mua bất kỳ mặt hàng nào, người tiêu dùng cần cân nhắc nhu cầu của mình, kiểm tra kỹ nguồn gốc, tiêu chuẩn chất lượng, các đặc tính của hàng hóa, thời hạn sử dụng và cách bảo quản sản phẩm tương ứng.

Xem thêm: Người tiêu dùng có quyền gì, nếu mua phải hàng giả?

Khi gặp phải trường hợp mua hàng không đúng chất lượng nhãn hàng cam kết, người tiêu dùng cần giữ nguyên hiện trạng hàng hóa cùng các thông tin liên quan và liên hệ với người bán yêu cầu đổi trả hoặc đòi bồi thường (nếu có) hoặc có thể liên hệ tới doanh nghiệp cung cấp sản phẩm theo số điện thoại được in trên bao bì để phản ánh sự việc.

người tiêu dùng, bảo vệ người tiêu dùng, quyền của người tiêu dùng, đơn khiếu nại

Trường hợp yêu cầu của người tiêu dùng được bên bán tiếp nhận nhưng xử lý không thỏa đáng, người tiêu dùng có quyền gửi đơn khiếu nại kèm chứng cứ liên quan của hàng hóa tới cơ quan Quản lý thị trường hoặc cơ quan công an địa phương hoặc nơi gần nhất.

Đối với trường hợp bên bán từ chối yêu cầu chính đáng của người tiêu dùng, mà bên mua chứng minh được lỗi thuộc về bên bán thì bên mua có quyền nộp đơn tố cáo đến Chi cục Trưởng chi cục quản lý thị trường thuộc Sở Công thương, Bộ Công thương và UBND các cấp là các cơ quan có thẩm quyền giải quyết và xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Xem thêm: Quy trình khiếu nại dành cho người tiêu dùng

Người bán hàng phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng bị thiệt hại do hàng hóa không bảo đảm chất lượng. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài.

Thời hiệu để người tiêu dùng khởi kiện người bán hàng hóa kém chất lượng lên tới 5 năm

Trường hợp người mua tiến hành khởi kiện bên bán phải đảm bảo về thời hiệu khởi kiện được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự; thời hiệu khiếu nại, khởi kiện đòi bồi thường do sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường là 2 năm, kể từ thời điểm các bên được thông báo về thiệt hại với điều kiện thiệt hại xảy ra trong thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa có ghi hạn sử dụng và 5 năm kể từ ngày giao hàng đối với sản phẩm, hàng hóa không ghi hạn sử dụng.

Bảo Châu/Theo Tiêu dùng

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/nguoi-tieu-dung-lam-gi-khi-mua-phai-hang-kem-chat-luong-1501.html

Tin cùng chuyên mục   Pháp luật
Tin tức mới nhất
Đồng loạt tiến hành kiểm tra hàng chục điểm bán hàng thuộc hệ thống Lamson 10K nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy, Ba Đình, Nam Từ Liêm (thành phố Hà Nội), lực lượng Quản lý thị trường đã thu giữ nhiều sản phẩm dao cạo râu giả mạo nhãn hiệu và có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Gillette - nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Cụ thể, ngày 06/11/2023, Đội QLTT số 10, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa phối hợp cùng Đội cảnh sát Kinh tế và môi trường – Công an huyện Hoằng Hóa đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất giấy Đạt Phát; địa chỉ: SN 18, đường TL 510B, Thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Trọng Hải làm chủ cơ sở.
Thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá, Đội Quản lý thị trường số 1 đã phối hợp với đại diện chủ thể quyền của nhãn hiệu HONDA và YAMAHA là Công ty Luật TNHH Phạm và Liên doanh liên tiếp kiểm tra 5 cơ sở kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ của Công ty Honda và Công ty YAMAHA.
Siêu thị J – Market đã đăng ký mã số thuế với loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ngoài nhà nước. Tại Hà Nội, cửa hàng siêu thị này kinh doanh nhiều mặt hàng gia dụng, thực phẩm với phương châm “Tiêu dùng chuẩn Nhật”. Tuy nhiên, dù là siêu thị với quy mô kinh doanh lớn, bày bán nhiều mặt hàng nhưng tại đây vẫn xuất hiện những sản phẩm nhập khẩu không có tem nhãn phụ tiếng Việt, không rõ nguồn gốc xuất xứ.