Hồ Chí Minh,

Nhờ ưu đãi từ CPTPP, nhiều hàng hóa của Việt Nam rộng cửa vào Mexico

Định Khang  08/02/2023 10:21

Mexico và Việt Nam là hai thị trường khá tương đồng với nhau. Nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam có nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường đông dân thứ 11 trên thế giới, nhất là sau khi Hiệp định CPTPP đi vào thực thi.

Mexico - thị trường lớn tiềm năng

Mexico có diện tích gần 2 triệu km2, đứng thứ 5 khu vực châu Mỹ và thứ 14 trên thế giới. Dân số Mexico là 127 triệu dân, đứng thứ 11 trên thế giới. Mexico nằm tại “trái tim” của châu Mỹ, với vị trí địa lý đắc địa thuộc Bắc Mỹ nhưng cũng thuộc khu vực Mỹ Latinh qua ngôn ngữ sử dụng tiếng Tây Ban Nha, nguồn gốc của lịch sử và văn hóa. Ngoài ra, Mexico lại là kết nối giữa Đại Tây Dương và châu Á - Thái Bình Dương nhờ có bờ biển dài.


Hiệp định CPTPP đã đi vào thực hiện được 3 năm nên có nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam lại có nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường đông dân thứ 11 trên thế giới

Ông Lưu Vạn Khang - Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Mexico (kiêm nhiệm Guatemala, Honduras, El Salvador, Belize) thông tin, Mexico có quan hệ với nhiều khu vực nền kinh tế quan trọng trên thế giới, ngoài ra Mexico còn dùng chung ngôn ngữ, chia sẻ nguồn gốc, lịch sử, nền văn hóa với các nước khu vực Mỹ Latinh được coi là của ngõ để tiếp cận đến các vùng kinh tế năng động như G20, Liên minh Kinh tế Thái Bình Dương (Pacific Alliance). Bên cạnh đó, Mexico có Hiệp định thương mại tự do với Châu Âu, Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) và là thành viên của CPTPP.

“Do vậy đối với Việt Nam, Mexico là một thị trường lớn tiềm năng mà cần phải được khai phá”- ông Lưu Vạn Khang đánh giá và cho biết thêm, với tình hình thế giới có nhiều biến động, dịch bệnh Covid 19,... giá nhân công và hàng hóa của Trung Quốc ngày càng tăng nên xu hướng của các công ty nhập khẩu trên thế giới, trong đó có Mexico, đang có định hướng tìm nhà cung cấp khác, và Việt Nam cũng trong số đó.

Mặt khác, hiện nay hiệp định CPTPP đã đi vào thực hiện được 3 năm nên có nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam lại có nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường đông dân thứ 11 trên thế giới.

Mặt hàng nào của Việt Nam có lợi thế?

Theo ông Lưu Vạn Khang, một số mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam sang thị trường Mexico như thủy sản và nông sản chế biến; cà phê; hàng tiêu dùng; hàng điện tử; linh kiện và phụ tùng ô tô.

Cụ thể, đối với mặt hàng thủy sản và nông sản chế biến, Mexico cam kết xóa bỏ thuế cho cá tra và basa từ năm thứ 3 của CPTPP, do vậy mặt hàng này đã được miễn thuế nhập khẩu vào Mexico. Tôm chế biến giảm theo quy trình và về 0% từ năm thứ 12, tôm đông lạnh về 0% từ năm thứ 13 và cá ngừ là năm thứ 16.


Thủy sản Việt Nam là mặt hàng tiềm năng để xuất khẩu sang thị trường Mexico

Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển vùng ven biển năm 2021, trong 8 năm trở lại đây mức độ tiêu thụ thủy sản bình quân trên đầu người là 12 đến 13kg/năm, thói quen này còn thấp nếu chúng ta so sánh với các nguồn thực phẩm giàu đạm khác như, thịt lợn, thịt bò, thịt gà.

“Mặc dù Mexico rất nhiều biển, sông ngòi nhưng lại ít chợ hải sản, chủ yếu người dân tiêu thụ các sản phẩm đã qua sơ chế hoặc chế biến tại các siêu thị hoặc của hàng tiện dụng, do vậy mặt hàng này là một mặt hàng tiềm năng cho các sản phẩm thủy hải sản của Việt Nam”, ông Lưu Vạn Khang chia sẻ.

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mexico đạt gần 118 triệu USD, tăng 44,5%. Các mặt hàng nông sản chế biến cũng là mặt hàng tiềm năng vào thị trường Mexico tuy nhiên, theo ông Lưu Vạn Khang, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu tạo ra những sản phẩm phù hợp với khẩu vị của người địa phương.

Đối với cà phê, Mexico là đất nước tiêu thụ cà phê lớn trên thế giới, trung bình một năm một người dân Mexico tiêu thụ 1,7Kg/ người. 84% nhà dân tiêu thụ sản phẩm café hòa tan. “Đây là mặt hàng mà các công ty của Việt Nam cần tìm kiếm cơ hội thâm nhập thị trường Mexico”- ông Lưu Vạn Khang thông tin.

Đối với hàng tiêu dùng, ông Lưu Vạn Khang thông tin, khi nguồn nguyên liệu và giá nhân công tại Trung Quốc tăng cao cũng là lúc các nhà nhập khẩu sẽ tìm nguồn cung cấp mới, trong đó có Việt Nam. Ví dụ như Tập đoàn bán lẻ Coppel với hơn 1500 điểm phân phối, doanh thu 1,4 tỷ USD, có trụ sở tại Trung Quốc, vào tháng 10 và tháng 11 vừa qua, đã cử 3 đoàn công tác sang khám phá thị trường Việt Nam về các loại mặt hàng quần áo, giầy dép, và đồ gỗ, nội thất. Phía Coppel rất ngưỡng mộ ngành sản xuất hàng tiêu dùng của Việt Nam và sẽ tiếp tục cử các đoàn công tác trong năm 2023.

Hay với mặt hàng điện tử bao gồm, máy tính, điện thoại, điện thoại di động, hàng điện tử dân dụng, các loại mạch điện tử cũng đang là những sản phẩm chủ lực của Việt Nam xuất sang Mexico. Tính đến hết tháng 11/2022 Việt Nam đã xuất sang Mexico hơn 1,7 tỷ USD, với mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện tăng 27,6%.

Ngoài ra, mặt hàng xuất khẩu tiềm năng khác của Việt Nam sang thị trường Mexico đó là linh kiện và phụ tùng ô tô. Trong 11 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã xuất sang Mexico hơn 309 triệu USD, tăng 65% so với cùng kỳ năm trước đó. Một trong những mục tiêu đặt ra của Thương vụ Việt Nam tại Mexico là phối hợp với các thương vụ bờ Tây Bắc Mỹ tổ chức một đoàn xúc tiến thương mại về phụ tùng ô tô đi các nước Mỹ, Canada và Mexico.

Có thể nói, có rất nhiều dư địa để các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mở rộng thị phần tại Mexico, tuy nhiên để biến cơ hội, tiềm năng thành hiện thực, điều này đòi hỏi sự nỗ lực của chính các doanh nghiệp Việt Nam trong công tác tiếp cận thị trường, cũng như đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm tại thị trường này

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/nho-uu-dai-tu-cptpp-nhieu-hang-hoa-cua-viet-nam-rong-cua-vao-mexico-94781.html

Tin cùng chuyên mục   
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các giải pháp chống hàng giả toàn diện ứng dụng chuyển đổi số của Vina CHG, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc sản phẩm được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo kết nối cung cầu công nghệ lần thứ 5 năm 2023 vừa mới được tổ chức tại Long An nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2023.
Tem chống hàng giả hay tem chống giả là giải pháp được phát triển để ngăn ngừa nguy cơ bị sao chép, làm giả cho các sản phẩm chính hãng, giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tem chống hàng giả được cấu thành từ 2 yếu tố chính là công nghệ chống hàng giả và tính pháp lý của con tem.
Tin tức mới nhất
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.
Đồng loạt tiến hành kiểm tra hàng chục điểm bán hàng thuộc hệ thống Lamson 10K nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy, Ba Đình, Nam Từ Liêm (thành phố Hà Nội), lực lượng Quản lý thị trường đã thu giữ nhiều sản phẩm dao cạo râu giả mạo nhãn hiệu và có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Gillette - nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Cụ thể, ngày 06/11/2023, Đội QLTT số 10, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa phối hợp cùng Đội cảnh sát Kinh tế và môi trường – Công an huyện Hoằng Hóa đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất giấy Đạt Phát; địa chỉ: SN 18, đường TL 510B, Thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Trọng Hải làm chủ cơ sở.