Hồ Chí Minh,

ORS lỗ đậm với trái phiếu R&H Group: Phép tính “lỗ kỹ thuật”

Định Khang  21/07/2022 09:38

Việc bán 2 lô trái phiếu của R&H Group khiến ORS phải hạch toán khoản lỗ ròng 116 tỉ đồng trong nửa đầu năm 2022. Nhưng nên biết, một CTCK trước đó cũng từng ghi nhận khoản lỗ cả nghìn tỉ đồng từ bán trái phiếu.

TPS báo lỗ 129 tỉ đồng quý 2/2022TPS báo lỗ 129 tỉ đồng quý 2/2022TPS báo lỗ 129 tỉ đồng quý 2/2022TPS báo lỗ 129 tỉ đồng quý 2/2022

CTCP Chứng khoán Tiên Phong (Mã CK: ORS) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2/2022 với doanh thu hoạt động lên tới 661,7 tỉ đồng, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Tuy vậy, nguồn thu này không đủ để bù đắp chi phí hoạt động phát sinh trong kỳ của ORS, khiến công ty chứng khoán này báo lỗ sau thuế 128,9 tỉ đồng (cùng kỳ quý 2/2021 báo lãi 53,7 tỉ đồng).

Theo báo cáo tài chính, chi phí hoạt động trong quý 2/2022 của ORS chủ yếu đến từ khoản lỗ bán các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL), ở mức 527,8 tỉ đồng, cao gấp gần 6 lần so với cùng kỳ năm trước.

Ở hướng ngược lại, lãi từ hoạt động này của ORS chỉ đạt 279,4 tỉ đồng. Kết thúc quý 2/2022, ORS đã lỗ luỹ kế tới 552,1 tỉ đồng từ việc bán các tài sản tài chính FVTPL, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp và chứng chỉ tiền gửi.

Trong đó, các lô trái phiếu mã RHGCH2124005 và RHGCH2124006 của CTCP Tập đoàn R&H (R&H Group) khiến ORS phải hạch toán lỗ nhiều nhất, lên tới 189,5 tỉ đồng. Ngược lại, phần lãi từ giao dịch bán trái phiếu của R&H Group chỉ đạt 73,4 tỉ đồng.

Tính đến ngày 30/6/2022, tổng giá trị trái phiếu chưa niêm yết của ORS ở mức 90 tỉ đồng, giảm mạnh từ mức 775 tỉ đồng ghi nhận hồi đầu năm. Trong đó, ORS chỉ còn nắm giữ 7,2 tỉ đồng trái phiếu R&H Group - có mã RHGCH2124006 - với giá trị hợp lý 6,9 tỉ đồng.

Như VietTimes từng đề cập, ORS có mối quan hệ đối tác khá bền chặt với giới chủ đứng sau R&H Group và từng tham gia xếp nhiều đợt phát hành trái phiếu cho doanh nghiệp này. Trong nhiều đợt phát hành, ORS vừa là đại diện người sở hữu trái phiếu và cũng là đại lý thanh toán trái phiếu.

Phép tính "lỗ kỹ thuật"

Ở thị trường Việt Nam, không chỉ riêng ORS, các công ty chứng khoán (CTCK) thường sắm nhiều vai trong các đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Họ vừa là đại diện người sở hữu trái phiếu, đại lý thanh toán trái phiếu, và nếu cần, cũng là nhà đầu tư sơ cấp, mua trọn lô trái phiếu của doanh nghiệp phát hành, rồi ‘chia nhỏ’ đem bán cho nhà đầu tư cá nhân.

Nên biết, trước ORS, một CTCK khác từng ghi nhận khoản lỗ lên tới 1.422,7 tỉ đồng từ việc bán trái phiếu chưa niêm yết, qua đó hạch toán khoản lỗ thuần 1.273,7 tỉ đồng từ bán các tài sản tài chính.

Lưu ý, khoản lỗ vừa nêu chưa bao gồm 1.015,2 tỉ đồng tiền cổ tức, tiền lãi mà CTCK đã nhận được trong năm từ việc nắm giữ các tài sản này.

Hiểu một cách giản đơn: các CTCK mua trái phiếu từ tổ chức phát hành rồi xé lẻ bán thứ cấp cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ, kỳ hạn thanh toán cũng sẽ được thiết kế linh hoạt hơn. Khi nhà đầu tư nhỏ lẻ bán lại trái phiếu, các CTCK thực hiện mua lại, họ phải thanh toán trái tức luôn cho các nhà đầu tư này, và nó được tính vào chi phí. Còn với công ty chứng khoán, thường phải đến cuối kỳ (hoặc cuối năm hoặc đến kỳ hạn), họ mới được tổ chức phát hành trả coupon hoặc tất toán trái phiếu. Đến lúc đó, thường họ mới ghi nhận doanh thu tài chính.

Thực ra, pháp luật kế toán cũng cho phép các CTCK ghi nhận doanh thu sớm hơn, có thể ngay đầu kỳ. Nhưng nếu hạch toán sớm, DN có lợi nhuận, họ sẽ phải đóng thuế. Mà khoản đầu tư trái phiếu vẫn tiềm ẩn rủi ro về sau, trong trường hợp tổ chức phát hành không thể thực hiện cam kết. Đã chót nộp thuế trước, sau đi đòi sẽ khá phức tạp.

Ngược lại, khi ghi nhận doanh thu tài chính sau, khoản ‘lỗ kỹ thuật’ sẽ giúp CTCK này gia tăng chi phí, giảm lợi nhuận, và từ đó giảm bớt số thuế phải nộp trong khi chờ dòng tiền từ cổ tức, tiền lãi từ các tài sản tài chính đổ về.

Trong trường hợp của ORS và CTCK mà VietTimes đề cập, là nguồn tiền trái tức được trả định kỳ từ doanh nghiệp phát hành.

Như đã nói, rủi ro lớn nhất của họ vẫn là doanh nghiệp phát hành không trả được lãi, gốc trái phiếu. Khi ấy, việc giảm số thuế phải nộp nhờ khoản ‘lỗ kỹ thuật’ từ trước đó chẳng khác nào một khoản lợi nhuận, giảm bớt thiệt hại cho CTCK./.

Theo Viettimes

Link gốc: https://viettimes.vn/ors-lo-dam-voi-trai-phieu-rh-group-phep-tinh-lo-ky-thuat-post158801.html

Tin cùng chuyên mục   
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các giải pháp chống hàng giả toàn diện ứng dụng chuyển đổi số của Vina CHG, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc sản phẩm được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo kết nối cung cầu công nghệ lần thứ 5 năm 2023 vừa mới được tổ chức tại Long An nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2023.
Tem chống hàng giả hay tem chống giả là giải pháp được phát triển để ngăn ngừa nguy cơ bị sao chép, làm giả cho các sản phẩm chính hãng, giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tem chống hàng giả được cấu thành từ 2 yếu tố chính là công nghệ chống hàng giả và tính pháp lý của con tem.
Tin tức mới nhất
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.
Đồng loạt tiến hành kiểm tra hàng chục điểm bán hàng thuộc hệ thống Lamson 10K nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy, Ba Đình, Nam Từ Liêm (thành phố Hà Nội), lực lượng Quản lý thị trường đã thu giữ nhiều sản phẩm dao cạo râu giả mạo nhãn hiệu và có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Gillette - nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Cụ thể, ngày 06/11/2023, Đội QLTT số 10, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa phối hợp cùng Đội cảnh sát Kinh tế và môi trường – Công an huyện Hoằng Hóa đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất giấy Đạt Phát; địa chỉ: SN 18, đường TL 510B, Thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Trọng Hải làm chủ cơ sở.
Thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá, Đội Quản lý thị trường số 1 đã phối hợp với đại diện chủ thể quyền của nhãn hiệu HONDA và YAMAHA là Công ty Luật TNHH Phạm và Liên doanh liên tiếp kiểm tra 5 cơ sở kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ của Công ty Honda và Công ty YAMAHA.