Hồ Chí Minh,

Phân giao HNTQ nhập khẩu 125.000 tấn đường bổ sung niên vụ 2021-2022 cho 07 doanh nghiệp

Định Khang  26/12/2022 10:59

Sáng ngày 26/12, tại trụ sở Bộ Công Thương, Hội đồng phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường bổ sung niên vụ 2021-2022 theo phương thức đấu giá đã tổ chức Phiên phân giao 200.000 tấn đường, trong đó bao gồm 160.000 tấn đường thô, 40.000 tấn đường tinh luyện.

Để triển khai tổ chức Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan (HNTQ) nhập khẩu đường bổ sung của niên vụ 2021-2022 theo phương thức đấu giá, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2501/QĐ-BCT ngày 24/11/2022 về việc thành lập Hội đồng phân giao HNTQ theo phương thức đấu giá. Tham dự Phiên phân giao lần này có 07 doanh nghiệp gửi hồ sơ tham gia.


Phát biểu tại Phiên phân giao, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh - Chủ tịch Hội đồng phân giao cho biết, trong năm 2022, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng cho sản xuất đường trong nước, trên cơ sở tham khảo và được sự nhất trí của các cơ quan liên quan, căn cứ thẩm quyền được giao tại Luật Quản lý ngoại thương (2017), Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 11/2022/TT-BCT ngày 27/6/2022 quy định về việc phân giao hạn ngạch thuế quan (HNTQ) nhập khẩu đường theo phương thức đấu giá.

Thực hiện chỉ đạo trên, trước đó, ngày 23/9/2022, Hội đồng phân giao HNTQ nhập khẩu đối với mặt hàng đường thông qua phương thức đấu giá đã tổ chức Phiên phân giao HNTQ nhập khẩu đường với tổng lượng là 113.000 tấn, trong đó có 79.000 tấn đường thô, 34.000 tấn đường tinh luyện. Kết quả đã có 07 thương nhân được phân giao HNTQ nhập khẩu 109.000 tấn đường năm 2022, trong đó có 05 doanh nghiệp được phân giao HNTQ nhập khẩu đường thô và 02 doanh nghiệp được phân giao HNTQ đường tinh luyện.


Thứ trưởng Trần Quốc Khánh phát biểu tại Phiên phân giao HNTQ nhập khẩu đường bổ sung niên vụ 2021-2022

Trong niên vụ 2021-2022, sản lượng đường trong nước ước đạt gần 750.000 tấn, chỉ tăng 8,3% so với niên vụ 2020-2021. Với mức tăng hạn chế này, kể cả khi cộng thêm 113.000 tấn HNTQ đã phân giao vào cuối tháng 9, lượng đường tồn kho từ niên vụ trước và một lượng đường nhất định vẫn được nhập khẩu từ ASEAN không thuộc đối tượng lẩn tránh, tổng cung vẫn thiếu hụt khá lớn so với tổng cầu”, Thứ trưởng thông tin và cho rằng, về dài hạn, ngành mía đường có thể tăng diện tích trồng mía và công suất chế biến để dần đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước nhưng trong ngắn hạn và trung hạn, vẫn cần xem xét một số phương án để bù đắp lượng thiếu hụt này.

Đứng trước bối cảnh này, sau khi tham khảo và được sự nhất trí của nhiều cơ quan, căn cứ thẩm quyền được giao tại Luật Quản lý ngoại thương, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và sau đó đã ký ban hành Quyết định số 2449/QĐ-BCT ngày 18/11/2022 về việc bổ sung HNTQ nhập khẩu đường của niên vụ 2021-2022 với số lượng là 200.000 tấn, trong đó có 160.000 tấn đường thô và 40.000 tấn đường tinh luyện.


Ông Trần Thanh Hải lưu ý các doanh nghiệp được phân giao HNTQ nhập khẩu đường bổ sung của niên vụ 2021-2022

Lưu ý các doanh nghiệp tham gia đấu giá, nộp hồ sơ, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Thành viên Hội đồng Phân giao cho biết, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BCT ngày 15/6/2021 áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan, Quyết định số 1514/QĐ-BCT ngày 01/8/2022 áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía (được nhập khẩu vào Việt Nam từ Vương quốc Cam-pu-chia, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Ma-lai-xi-a và Cộng hòa liên bang Mi-an-ma).

Trường hợp thương nhân được phân giao HNTQ nhập khẩu đường bổ sung của niên vụ 2021-2022 theo phương thức đấu giá, nếu nhập khẩu đường có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan phải chịu thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức theo Quyết định số 1578/QĐ-BCT. Nếu nhập khẩu từ các nước có tên trong Quyết định số 1514/QĐ-BCT có thể phải chịu thuế chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

Hội đồng Phân giao đề nghị các thương nhân có mặt tại Phiên phân giao, đặc biệt là các thương nhân đã đăng ký HNTQ nhập khẩu đường bổ sung của niên vụ 2021-2022 theo phương thức đấu giá lưu ý, cân nhắc để có quyết định phù hợp”, Thành viên Hội đồng phân giao HNTQ theo phương thức đấu giá lưu ý.


Các doanh nghiệp tham gia đấu giá kiểm tra các bộ hồ sơ gửi tham gia đấu giá

Sau thời gian làm việc nghiêm túc, khẩn trương, thay mặt Hội đồng phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường bổ sung niên vụ 2021-2022, ông Trần Thanh Hải đã công bố danh sách 07 doanh nghiệp được phân giao HNTQ nhập khẩu 125.000 tấn đường bổ sung niên vụ 2021 - 2022, cụ thể:

05 doanh nghiệp được phân giao 100.000 tấn đường thô bổ sung của niên vụ 2021-2022 gồm:

Công ty Cổ phần Đường Việt Nam: 20.000 tấn

Công ty Cổ phần Thành Thành Công Biên Hòa: 20.000 tấn

Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Biên Hòa: 20.000 tấn

Công ty TNHH MTV Đường Biên Hòa - Ninh Hòa: 20.000 tấn

Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi: 20.000 tấn.

02 doanh nghiệp được phân giao 25.000 tấn đường tinh luyện bổ sung của niên vụ 2021-2022 gồm:

Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam: 20.000 tấn

Công ty TNHH Nước giải khát Cocacola Việt Nam: 5.000 tấn

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/phan-giao-hntq-nhap-khau-125000-tan-duong-bo-sung-nien-vu-2021-2022-cho-07-doanh-nghiep-94516.html

Tin cùng chuyên mục   
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các giải pháp chống hàng giả toàn diện ứng dụng chuyển đổi số của Vina CHG, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc sản phẩm được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo kết nối cung cầu công nghệ lần thứ 5 năm 2023 vừa mới được tổ chức tại Long An nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2023.
Tem chống hàng giả hay tem chống giả là giải pháp được phát triển để ngăn ngừa nguy cơ bị sao chép, làm giả cho các sản phẩm chính hãng, giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tem chống hàng giả được cấu thành từ 2 yếu tố chính là công nghệ chống hàng giả và tính pháp lý của con tem.
Tin tức mới nhất
Ngày 8/5, trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế giấy và bao bì Việt Nam - VPPE 2024, lễ vinh danh các bao bì đạt Giải thưởng bao bì Việt Nam 2024 đã diễn ra và Sản phẩm bao bì DR.CACI ứng dụng công nghệ chống hàng giả của Vina CHG tự hào được nhận danh hiệu giải thưởng “Bao bì sáng tạo” do Hiệp Hội Bao Bì Việt Nam trao tặng.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.
Đồng loạt tiến hành kiểm tra hàng chục điểm bán hàng thuộc hệ thống Lamson 10K nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy, Ba Đình, Nam Từ Liêm (thành phố Hà Nội), lực lượng Quản lý thị trường đã thu giữ nhiều sản phẩm dao cạo râu giả mạo nhãn hiệu và có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Gillette - nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Cụ thể, ngày 06/11/2023, Đội QLTT số 10, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa phối hợp cùng Đội cảnh sát Kinh tế và môi trường – Công an huyện Hoằng Hóa đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất giấy Đạt Phát; địa chỉ: SN 18, đường TL 510B, Thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Trọng Hải làm chủ cơ sở.