Hồ Chí Minh,

Quy trình khiếu nại dành cho người tiêu dùng

Định Khang  13/07/2017 13:24

Dưới đây là quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại tại Phòng bảo vệ người tiêu dùng trực thuộc Cục Quản lý Cạnh tranh dành cho người tiêu dùng.

Khiếu nại người tiêu dùng

Người tiêu dùng gửi bộ hồ sơ khiếu nại lên tổ chức hòa giải, cán bộ tiếp nhận sẽ kiểm tra tính hợp lệ của bộ hồ sơ, nếu bộ hồ sơ hợp lệ tổ chức hòa giải sẽ tiến hành giải quyết trong thời hạn 15 ngày làm việc. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ cán bộ tiếp nhận gửi lại người tiêu dùng yêu cầu bổ sung hồ sơ, người tiêu dùng có nghĩa vụ hoàn thiện hồ sơ trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo của tổ chức hòa giải.

Khi người tiêu dùng phát hiện quyền lợi của mình bị vi phạm, người tiêu dùng có thể thực hiện một trong các phương thức sau để bảo vệ quyền lợi của mình:

Thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến, nhanh chóng và đơn giản dựa trên ý chí của hai bên mà không có sự can thiệp của bên thứ ba nào.

Phương thức này thường được áp dụng đầu tiên trong tất cả các vụ khiếu kiện của người tiêu dùng. Trong trường hợp hai bên chưa tìm được tiếng nói chung thì có thể lựa chọn một trong các phương thức tiếp theo như Hòa giải, Trọng tài, Tòa Án.

Hòa giải

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh thông qua bên thứ ba. Đây cũng là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến được người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh áp dụng khi xảy ra tranh chấp mà không đạt được sự thống nhất ý chí trong quá trình thương lượng. Khi đó, các bên có thể thoả thuận lựa chọn tổ chức hòa giải chuyên nghiệp, các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân để thực hiện hoà giải. Theo quy định về pháp luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người tiêu dùng có thể đến trung tâm hòa giải được thành lập bởi Sở Công Thương các tỉnh hoặc hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các tỉnh (nếu ở địa phương), ở Trung ương có thể đến Cục Quản lý cạnh tranh hoặc Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.

Đây là phương thức được các nước trên thế giới sử dụng phổ biến bởi kết quả được hình thành từ ý chí của hai bên, bí mật thông tin, không tốn thời gian, không ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu của các bên.

Trọng tài

Trong trường hợp người tiêu dùng và tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ vẫn chưa tìm được tiếng nói chung thông qua các phương thức như thương lượng hoặc hòa giải có thể thỏa thuận lựa chọn phương pháp là gửi đơn lên Trọng tài. Tuy nhiên, người tiêu dùng cần lưu ý điều khoản trọng tài là một vấn đề được pháp luật về trọng tài quy định, theo đó nếu các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại trọng tài thì Tòa án sẽ không thụ lý đơn kiện nếu tranh chấp đó phát sinh và một bên khởi kiện ra Tòa.

Tòa án

Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về việc miễn nghĩa vụ chứng minh lỗi cho người tiêu dùng, đồng thời miễn tạm ứng án phí trong những vụ khiếu nại của người tiêu dùng.

Trên đây là bốn phương thức giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng với tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn bất kể hình thức giải quyết nào để đảm bảo quyền lợi của mình, không nhất thiết phải theo trình tự các phương thức nêu trên.

Địa chỉ khiếu nại

1. Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng – Cục Quản lý cạnh tranh
Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: 04 22205022 ; Fax: 04. 22205003
Web: www.vca.gov.vn​

2. Sở Công Thương các tỉnh
3. Hội bảo vệ người tiêu dùng

Hồ sơ khiếu nại

Gửi đơn khiếu nại trực tuyến
Các hoá đơn chứng từ liên quan

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/quy-trinh-khieu-nai-danh-cho-nguoi-tieu-dung-390.html

Tin cùng chuyên mục   Pháp luật
Tin tức mới nhất
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.