Hồ Chí Minh,

Tập huấn kỹ năng phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm trên internet cho các đơn vị, doanh nghiệp Tây Bắc

Định Khang  23/06/2023 17:31

Diễn ra trong 02 ngày, từ 22-23/6/2023, Hội nghị tập huấn về kỹ năng phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm trên internet cho các đơn vị, doanh nghiệp Tây Bắc được tổ chức tại Hội trường trung tâm tỉnh Lai Châu, với sự tham gia, hưởng ứng của đông đảo doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Ông Võ Xuân Nam - Phụ trách Đào tạo, Trung tâm Phát triển TMĐT

Kế hoạch số 1344/KH-UBND về việc phát triển thương mại điện tử tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021-2025 thể hiện rõ định hướng của UBND tỉnh Lai Châu nhằm triển khai các hoạt động, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng; phát triển và ứng dụng các công nghệ mới trong thương mại điện tử, hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Ông Nguyễn Đình Hùng – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lai Châu

Tỉnh Lai Châu đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025, có 40% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến đạt trung bình 05 triệu đồng/người/năm; doanh số thương mại điện tử B2C (tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) tăng 10%/năm, đạt khảng 400 tỷ Việt Nam đồng, chiếm 5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng toàn tỉnh. Thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%, trong đó thanh toán thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian chiếm 60%; chi phí trung bình cho chuyển phát và hoàn tất đơn hàng chặng cuối chiếm 10% giá thành sản phẩm trong thương mại điện tử; 70% các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử; khai thác cơ sở dữ liệu dùng chung về thương mại điện tử. 50% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có thương nhân thực hiện hoạt động bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trực tuyến. 50% website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến; 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm cả mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch thương mại điện tử; 40% doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử trên các ứng dụng di động; 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông triển khai hợp đồng điện tử với người tiêu dùng...

Học viên trao đổi tại Hội nghị

Nhằm nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh, phù hợp với định hướng phát triển TMĐT của tỉnh Lai Châu, Trung tâm Phát triển thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT & KTS), Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị tập huấn về kỹ năng phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm trên internet cho các đơn vị, doanh nghiệp Tây Bắc trong 02 ngày, 22 và 23 tháng 6.

Các giảng viên trao đổi tại Hội nghị

Ông Võ Xuân Nam - Phụ trách Đào tạo, Trung tâm Phát triển TMĐT cho biết, do hạ tầng giao thông không thuận lợi, dân số ít, người đồng bào dân tộc nhiều… TMĐT của Lai Châu nói chung còn nhiều hạn chế so với các địa phương trong cả nước. Vì vậy, trong 02 ngày diễn ra Hội nghị, các diễn giả sẽ tập trung trao đổi với các doanh nghiệp, hợp tác xã nhiều nội dung quan trọng, mang tính gợi mở, định hướng phát triển TMĐT Lai Châu thời gian tới như: Tổng quan về thương mại điện tử Lai Châu và các xu hướng TMĐT trong thời đại công nghệ số; Tổng quan về thương mại điện tử Lai Châu và các xu hướng TMĐT trong thời đại công nghệ số; Thiết lập tài khoản và kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử nổi tiếng ở Việt Nam như Shoppe, Lazada, Tiki, mạng xã hội Facebook, zalo; Sáng tạo nội dung đa kênh, Cách thức triển khai nội đa kênh để tối ưu và tiếp cận khách hàng; Phát triển thương hiệu và kinh doanh hiệu quả trên sàn TMĐT Shopee và một số sàn TMĐT nổi tiếng; Mô hình bán lẻ đa kênh Omni-channel, những cơ hội và thách thức trong sự thay đổi nhận thức của người quản lý với áp dụng các giải pháp số để tăng trưởng doanh số bán hàng trong hoạt động kinh doanh.…

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/tap-huan-ky-nang-phat-trien-thi-truong-va-tieu-thu-san-pham-tren-internet-cho-cac-don-vi-doanh-nghiep-tay-bac-95974.html

Tin cùng chuyên mục   
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các giải pháp chống hàng giả toàn diện ứng dụng chuyển đổi số của Vina CHG, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc sản phẩm được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo kết nối cung cầu công nghệ lần thứ 5 năm 2023 vừa mới được tổ chức tại Long An nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2023.
Tem chống hàng giả hay tem chống giả là giải pháp được phát triển để ngăn ngừa nguy cơ bị sao chép, làm giả cho các sản phẩm chính hãng, giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tem chống hàng giả được cấu thành từ 2 yếu tố chính là công nghệ chống hàng giả và tính pháp lý của con tem.
Tin tức mới nhất
Ngày 8/5, trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế giấy và bao bì Việt Nam - VPPE 2024, lễ vinh danh các bao bì đạt Giải thưởng bao bì Việt Nam 2024 đã diễn ra và Sản phẩm bao bì DR.CACI ứng dụng công nghệ chống hàng giả của Vina CHG tự hào được nhận danh hiệu giải thưởng “Bao bì sáng tạo” do Hiệp Hội Bao Bì Việt Nam trao tặng.