Hồ Chí Minh,

Thêm 5 doanh nghiệp đủ kiện cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử

Định Khang  15/06/2023 11:45

Sáng 15/6, tại trụ sở Bộ Công Thương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã tổ chức Lễ trao giấy đăng ký cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử cho 5 đơn vị đủ điều kiện.

Bỏ ký tay, thay ký số

Hiện nay, cùng với hiệu quả của việc ứng dụng hóa đơn điện tử, hợp đồng điện tử điện tử cũng đang được các doanh nghiệp sử dụng ngày càng phổ biến nhằm tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Từ tháng 6/2022, để đảm bảo tính khả dụng của hợp đồng điện tử, Bộ Công Thương đã triển khai Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam (CeCA.gov.vn) cùng với các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA – Certified eContract Authority) được cấp đăng ký, triển khai cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử hay còn gọi là Hợp đồng điện tử có tích xanh được chứng thực bởi các CeCA và Bộ Công Thương.

CeCA dù không lưu trữ nội dung hợp đồng nhưng vẫn có thể đảm bảo chủ thể tham gia ký kết, đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu, đảm bảo khả năng tra cứu, xác thực, hỗ trợ giải quyết tranh chấp, đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử khi làm việc với bên thứ ba bao gồm ngân hàng, đối tác, cơ quan giải quyết tranh chấp... Thông qua Trục phát triển hợp đồng điện tử, các hợp đồng sẽ được chứng thực với dấu tích xanh của Bộ Công Thương, đảm bảo tính bảo mật và xác thực toàn vẹn, chống chối bỏ.


Cục trưởng Lê Hoàng Oanh cho biết, các doanh nghiệp đủ điều kiện đã đóng góp quan trọng vào việc cải thiện hiệu quả giao dịch trực tuyến, bảo vệ tính bảo mật và toàn vẹn của thông tin

Tại buổi lễ, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Lê Hoàng Oanh cho biết, thêm 5 đơn vị đủ điều kiện cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử tại Việt Nam bao gồm: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam VNPay, Công ty cổ phần MISA, Công ty cổ phần Savis, Công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam.

“Những đơn vị này đã và đang đồng hành với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đóng góp quan trọng vào việc cải thiện hiệu quả giao dịch trực tuyến, bảo vệ tính bảo mật và toàn vẹn của thông tin, cũng như tạo ra môi trường kinh doanh an toàn và tin cậy trong thời đại kinh tế số”, Cục trưởng Lê Hoàng Oanh thông tin.

Trục hợp đồng điện tử - cầu nối chứng thực hợp đồng nhanh chóng, hiệu quả

Cũng theo lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, giải pháp “Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam” là cầu nối giữa các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử với các giải pháp định danh và xác thực điện tử, dấu thời gian, chữ ký số, định danh chéo... giúp chứng thực hợp đồng nhanh chóng, hiệu quả.

Giải pháp Trục hợp đồng điện tử Việt Nam thuộc nhóm Giải pháp phát triển thương mại điện tử do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương xây dựng, trong khuôn khổ thực hiện Quyết định 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình phát triển Thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025”.

“Việc triển khai giải pháp này của Bộ Công Thương nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức về tính bảo mật thông tin và đảm bảo tính toàn vẹn của hợp đồng trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử và kinh tế số tại Việt Nam”, Cục trưởng Lê Hoàng Oanh nhấn mạnh.



Cục trưởng Lê Hoàng Oanh trao giấy đăng ký cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử cho 5 đơn vị đủ điều kiện

Để thực hiện tốt các hoạt động của mình, Cục trưởng Lê Hoàng Oanh đề nghị các Tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực hợp đồng điện tử phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về chứng thực hợp đồng điện tử, đảm bảo hoạt động đúng nội dung Đề án cung cấp dịch vụ được phê duyệt; tuân thủ các quy định về an toàn thông tin, quản lý thông tin trong hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử; Thực hiện cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các bên liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử.

Bên cạnh đó, các Tổ chức chứng thực hợp đồng điện tử cần liên tục nghiên cứu, xây dựng các phương án công nghệ mở rộng phạm vi ứng dụng hợp đồng điện tử có chứng thực tới các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, phát triển thị trường an toàn, bền vững, góp phần thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Ngoài ra, Cục trưởng cũng đề nghị các Tổ chức chứng thực hợp đồng điện tử phối hợp Cục Thương mại điện tử và Kinh Tế số (Phòng Quản lý hoạt động Thương mại điện tử, Trung tâm Tin học và Công nghệ số) ứng dụng cơ sở dữ liệu minh bạch, hiệu quả; hoàn thiện kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia theo Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 30/5/2023 của Thủ tưởng Chính phủ.


Tính đến nay đã có 10 tổ chức chứng thực hợp đồng điện tử được Bộ Công Thương xác nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ

Tính đến nay đã có 10 tổ chức chứng thực hợp đồng điện tử được Bộ Công Thương xác nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ. Thị trường có thêm lựa chọn về giải pháp chứng thực hợp đồng điện tử an toàn, bảo mật, đặc biệt là giúp kết nối các nền tảng công nghệ, các hạ tầng số tin cậy của Chính phủ đến các doanh nghiệp, tổ chức, người dùng thực hiện các giao kết điện tử.

Ngay sau khi được Bộ Công Thương cấp giấy xác nhận cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, các tổ chức này sẽ tiến thêm một bước mới là sẽ cùng Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam chứng thực lên hợp đồng điện tử mà các tổ chức chứng thực hợp đồng điện tử cung cấp, hợp đồng điện tử có chứng thực sẽ được lưu trữ và bảo đảm tính toàn vẹn, chống chối bỏ do các bên khởi tạo trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng.

Đây cũng được xem như tiền đề để các doanh nghiệp có thể an tâm chuyển đổi từ ký kết truyền thống sang ký kết điện tử để có được những giá trị hiệu quả và tối ưu chi phí. Điều này đã góp phần xây dựng lòng tin và tăng cường an ninh thông tin trong giao dịch trực tuyến.

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/them-5-doanh-nghiep-du-kien-cung-cap-dich-vu-chung-thuc-hop-dong-dien-tu-95914.html

Tin cùng chuyên mục   
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các giải pháp chống hàng giả toàn diện ứng dụng chuyển đổi số của Vina CHG, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc sản phẩm được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo kết nối cung cầu công nghệ lần thứ 5 năm 2023 vừa mới được tổ chức tại Long An nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2023.
Tem chống hàng giả hay tem chống giả là giải pháp được phát triển để ngăn ngừa nguy cơ bị sao chép, làm giả cho các sản phẩm chính hãng, giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tem chống hàng giả được cấu thành từ 2 yếu tố chính là công nghệ chống hàng giả và tính pháp lý của con tem.
Tin tức mới nhất
Lực lượng quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra địa điểm chứa trữ hàng hóa của Tiktoker Phan Thủy Tiên, thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Zenpali, địa chỉ tầng 1, CT3, Toà nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tạm giữ trên 10.000 lọ nước hoa nhập lậu.