Hồ Chí Minh,

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giá điện gió, điện mặt trời cần hài hoà lợi ích, chia sẻ rủi ro

Định Khang  04/04/2023 11:11

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, cơ chế giá điện mới cho các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp cần cần đảm đúng các yêu cầu của pháp luật hiện hành.


Trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra vào chiều 3/4, trả lời câu hỏi của các phóng viên báo chí liên quan đến khung giá điện tại các dự án năng lượng quá thấp, dẫn đến không có lãi, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải - Người phát ngôn của Bộ Công Thương cho biết, khung giá đã được tính toán trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật được thẩm định của 102 nhà máy điện mặt trời và 109 nhà máy điện gió.

Cụ thể, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, từ trước đến nay, cơ chế giá FIT là cơ chế giá điện hỗ trợ, được thiết kế để thúc đẩy đầu tư vào các dự án điện mặt trời, điện gió và được quy định chỉ trong khoảng thời gian nhất định. Sau khi cơ chế giá FIT hết hiệu lực, cơ chế giá điện cho các nhà máy điện mặt trời (NMĐMT), nhà máy điện gió (NMĐG) chuyển tiếp cần thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Để xây dựng khung giá điện cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, ngày 3/10/2022, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 15/2022/TT-BCT quy định phương pháp xác định khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp. Căn cứ theo quy định tại Thông tư này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã báo cáo Bộ Công Thương về kết quả tính toán khung giá phát điện NMĐMT, NMĐG chuyển tiếp.

“Trên cơ sở kết quả tính toán do EVN trình, Bộ Công Thương đã lấy và tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và xem xét ý kiến của Hội đồng tư vấn, sau đó Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 7/1/2023 quy định khung giá phát điện NMĐMT, NMĐG chuyển tiếp để làm cơ sở cho EVN và các chủ đầu tư sớm thỏa thuận giá điện để đưa các nhà máy vào vận hành, tránh gây lãng phí tài nguyên” Thứ trưởng thông tin và nhấn mạnh, khung giá đã được tính toán trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật được thẩm định của 102 nhà máy điện mặt trời và 109 nhà máy điện gió.


Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, việc đàm phán về giá điện cần được thực hiện trên tinh thần hài hòa lợi ích giữa các bên, chia sẻ rủi ro

Ngoài ra, cũng theo Thứ trưởng, việc lựa chọn bộ thông số đầu vào chuẩn để tính toán, thẩm định khung giá được thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 15/2022/TT-BCT. Theo các số liệu của các tổ chức tư vấn trong nước và quốc tế, suất đầu tư điện gió, điện mặt trời trên thế giới có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn vừa qua, bất chấp sự gia tăng đáng kể của chi phí vật liệu. Các thông số có liên quan được lựa chọn dựa trên cơ sở thu thập số liệu, tính toán căn cứ tình hình thực tế của các NMĐG, NMĐMT, có tham khảo số liệu của các tổ chức tư vấn cả trong nước và quốc tế.

Sau khi có khung giá điện này, Bộ Công Thương đã yêu cầu EVN khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư các nhà máy điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp thỏa thuận, thống nhất giá điện để sớm đưa các nhà máy vào vận hành, tránh gây lãng phí tài nguyên, căn cứ vào các hướng dẫn trước đó tại các văn bản mà Bộ Công Thương đã ban hành.

Thứ trưởng nhấn mạnh, việc đàm phán về giá điện cần được thực hiện trên tinh thần hài hòa lợi ích giữa các bên, chia sẻ rủi ro theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời các dự án phải chấp hành đầy đủ quy định pháp luật về đất đai, xây dựng, điện lực, quy hoạch, môi trường, phòng cháy chữa cháy…

Bộ Công Thương mong muốn EVN và các Chủ đầu tư sớm thảo thuận, thống nhất giá điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp để đưa các dự án vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/thu-truong-bo-cong-thuong-gia-dien-gio-dien-mat-troi-can-hai-hoa-loi-ich-chia-se-rui-ro-95222.html

Tin cùng chuyên mục   
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các giải pháp chống hàng giả toàn diện ứng dụng chuyển đổi số của Vina CHG, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc sản phẩm được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo kết nối cung cầu công nghệ lần thứ 5 năm 2023 vừa mới được tổ chức tại Long An nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2023.
Tem chống hàng giả hay tem chống giả là giải pháp được phát triển để ngăn ngừa nguy cơ bị sao chép, làm giả cho các sản phẩm chính hãng, giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tem chống hàng giả được cấu thành từ 2 yếu tố chính là công nghệ chống hàng giả và tính pháp lý của con tem.
Tin tức mới nhất
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.
Đồng loạt tiến hành kiểm tra hàng chục điểm bán hàng thuộc hệ thống Lamson 10K nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy, Ba Đình, Nam Từ Liêm (thành phố Hà Nội), lực lượng Quản lý thị trường đã thu giữ nhiều sản phẩm dao cạo râu giả mạo nhãn hiệu và có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Gillette - nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Cụ thể, ngày 06/11/2023, Đội QLTT số 10, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa phối hợp cùng Đội cảnh sát Kinh tế và môi trường – Công an huyện Hoằng Hóa đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất giấy Đạt Phát; địa chỉ: SN 18, đường TL 510B, Thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Trọng Hải làm chủ cơ sở.