Hồ Chí Minh,

Thương mại điện tử giúp kích cầu, tiêu thụ quả vải thiều trong nước

Định Khang  16/06/2023 16:13

Để đẩy mạnh tiêu thụ quả vải thiều niên vụ 2023, ngay từ đầu năm, nhiều doanh nhiều doanh nghiệp, HTX và các hộ dân trồng vải tại tỉnh Bắc Giang đã chủ động tìm kiếm, đa dạng hóa kênh phân phối, tiêu thụ để quảng bá, đưa quả vải thiều đi khắp cả nước.

Doanh nghiệp, HTX đã chủ động tiếp cận thương mại điện tử

Từ năm 2022, HTX Lục Ngạn xanh ở xã Đồng Cốc (Lục Ngạn) đã mở rộng kênh bán vải thiều qua các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội và bước đầu khá thành công.

Chị Hồ Kiều Oanh, Phó Giám đốc HTX cho biết, năm 2022, ngoài bán hàng qua kênh truyền thống, chúng tôi bán được hơn 100 tấn vải tươi qua nền tảng trực tuyến tại các thị trường lớn trong nước, từ miền Nam như: TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu... ra đến các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Trị... rồi đến các tỉnh thành phía Bắc như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng...

“Niên vụ 2023, HTX có khoảng 300 tấn vải thiều. Do vậy, để đẩy mạnh tiêu thụ, HTX tiếp tục liên kết bán hàng trên mạng xã hội như Zalo, Facebook, Tiktok và các sàn thương mại điện tử FoodMap, GAPFood hay Lazada, Safefruits, dự kiến sản lượng bán qua đây sẽ tăng 10% với năm ngoái”, chị Hồ Kiều Oanh chia sẻ.


Trong niên vụ vải thiều 2023, các HTX, doanh nghiệp đã chủ động mở rộng kênh bán vải thiều qua các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội và bước đầu khá thành công

Cũng theo Phó Giám đốc HTX Lục Ngạn xanh, hiện mỗi ngày HTX tiêu thụ hàng trăm hộp loại từ 5 đến 10 kg qua kênh trực tuyến. Trên bao bì sản phẩm có gắn tem truy xuất nguồn gốc, người tiêu dùng có thể xem nhật ký điện tử về quá trình chăm sóc, thu hoạch vải thiều của HTX bằng cách quét mã vạch.

Một số đơn vị vận tải trên địa bàn huyện và các hãng hàng không đã tham gia vận chuyển vải thiều của HTX vào các thị trường trong nước. Các thành viên HTX tích cực chụp ảnh, quay clip, viết lời giới thiệu đăng trên trang fanpage, trang cá nhân, giúp lan tỏa thông tin sản phẩm. Bên cạnh đó, HTX thường xuyên tổ chức livestream (phát trực tiếp) tại vườn và chốt đơn hàng.

Với cách làm tương tự HTX Lục Ngạn xanh, hiện nay, nhiều HTX trồng vải trên địa bàn tình Bắc Giang cũng đẩy mạnh việc bán hàng qua thương mại điện tử và các nền tảng mạng xã hội. Nhiều HTX, doanh nghiệp cùng cho rằng, qua thương mại điện tử và mạng xã hội, người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận các sản phẩm.

Trong thời tiết nắng nóng, nếu quả vải thiều không được đóng gói, vận chuyển nhanh, cẩn thận thì rất dễ bị dập, hỏng, mẫu mã xấu, ảnh hưởng đến chất lượng khi đến tay khách hàng. Đây là những hạn chế đòi hỏi các HTX, đơn vị vận chuyển cũng như hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị cần đặc biệt quan tâm khắc phục.

Giải pháp kích cầu tiêu thụ nội địa

Từ15/6 đến hết ngày 2/7/2023, người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh sẽ có cơ hội mua và thưởng thức ba dòng vải đặc sản của Bắc Giang là vải U hồng, vải Thiều Lục Ngạn và vải Lai sớm trực tiếp trên sàn thương mại điện tử Lazada.

Không chỉ được tiêu thụ rộng rãi ở thị trường trong nước, 3 dòng vải đặc sản này còn được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản và châu Âu.

Tất cả sản phẩm đều được thu mua từ vườn trực tiếp, sau đó qua quy trình lựa chọn và phân loại kỹ càng, bảo quản và đóng gói theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Chỉ sau 2-4 giờ, hàng hóa sẽ được giao tới tay người tiêu dùng với chi phí thấp hơn từ 25% đến 30% so với giá bán trên thị trường.

Cùng với tiêu thụ vải thiều trên sàn thương mại điện tử Lazada, năm nay, Bắc Giang xác định tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử là hướng đi quan trọng của việc tiêu thụ nông sản. Giải pháp này giúp kích cầu tiêu thụ nội địa trong bối cảnh dịch bệnh cũng như xu hướng mua hàng của người dân có những thay đổi.


Bắc Giang xác định tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử là hướng đi quan trọng của việc tiêu thụ nông sản

Ngay từ đầu vụ tiêu thụ vải thiều, sàn thương mại điện tử Sendo.vn thuộc Tập đoàn FPT đã cử người lên Lục Ngạn tìm hiểu thông tin và kết nối để đưa vải thiều lên sàn.

Bà Phạm Thị Luông, Trưởng Phòng Maketing sàn Sendo.vn thông tin, toàn bộ hình thức bán hàng của Sendo.vn được thực hiện trên app. Sản phẩm đưa về kho tổng rồi chia nhỏ giao về các điểm lẻ trong hệ thống để chuyển đến tay khách hàng. Vụ vải năm 2022, bình quân mỗi ngày sàn tiêu thụ từ 2-3 tấn vải, chủ yếu ở thị trường Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Với thông điệp mang “Nông sản sạch” với chất chất lượng, giá cả hợp lý đến tay người tiêu dùng, Sendo.vn sẽ tiếp tục cam kết đồng hành cùng người dân đưa vải thiều Lục Ngạn vươn xa. Đồng thời hy vọng nguồn hàng đáp ứng được yêu cầu, nhất là bảo đảm khâu vận chuyển.

Để hỗ trợ địa phương, sàn sẽ áp dụng các chính sách kích cầu mua sắm hấp dẫn như: Chương trình khuyến mại đặc biệt, giá tốt, đưa thông tin, hình ảnh vải Lục Ngạn bắt mắt và xếp vào danh mục nhóm các sản phẩm bán chạy nhất.

Để nâng cao hiệu quả tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử, ngày 26/5/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Công văn số 2749/UBND-KGVX yêu cầu các sở, cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh đẩy mạnh hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Giang.

Trong năm 2022, tỉnh Bắc Giang đã hỗ trợ được 40 hợp tác xã và doanh nghiệp mở các gian hàng trên các sàn thương mại điện tử và tổ chức hướng dẫn bà con ngay tại vườn cách làm hình ảnh thế nào, tiếp nhận đơn hàng chốt đơn hàng, cách đóng gói, quy trình vận chuyển hàng đến tay với người tiêu dùng ra sao, từ đó tăng lượng tiêu thụ.

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/thuong-mai-dien-tu-giup-kich-cau-tieu-thu-qua-vai-thieu-trong-nuoc-95931.html

Tin cùng chuyên mục   
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các giải pháp chống hàng giả toàn diện ứng dụng chuyển đổi số của Vina CHG, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc sản phẩm được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo kết nối cung cầu công nghệ lần thứ 5 năm 2023 vừa mới được tổ chức tại Long An nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2023.
Tem chống hàng giả hay tem chống giả là giải pháp được phát triển để ngăn ngừa nguy cơ bị sao chép, làm giả cho các sản phẩm chính hãng, giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tem chống hàng giả được cấu thành từ 2 yếu tố chính là công nghệ chống hàng giả và tính pháp lý của con tem.
Tin tức mới nhất
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.
Đồng loạt tiến hành kiểm tra hàng chục điểm bán hàng thuộc hệ thống Lamson 10K nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy, Ba Đình, Nam Từ Liêm (thành phố Hà Nội), lực lượng Quản lý thị trường đã thu giữ nhiều sản phẩm dao cạo râu giả mạo nhãn hiệu và có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Gillette - nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Cụ thể, ngày 06/11/2023, Đội QLTT số 10, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa phối hợp cùng Đội cảnh sát Kinh tế và môi trường – Công an huyện Hoằng Hóa đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất giấy Đạt Phát; địa chỉ: SN 18, đường TL 510B, Thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Trọng Hải làm chủ cơ sở.