Số liệu mới nhất từ Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) cho thấy, từ năm 2016, thương mại điện tử Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới với nét nổi bật là tốc độ phát triển nhanh và ổn định ở mức 2 con số. Giai đoạn này có thể kéo dài từ năm 2016 tới năm 2025.
Cụ thể, dù nền kinh tế chịu nhiều tác động nặng nề bởi đại dịch, nhưng năm 2020 thương mại điện tử vẫn tăng trưởng hơn 15%, đạt quy mô khoảng 13,2 tỷ USD.
Trong khi đó, Sách Trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 cho biết, năm 2021, dù tăng trưởng kinh tế Việt Nam chỉ ở mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua nhưng thương mại điện tử trong nước vẫn giữ tốc độ tăng trưởng 6%, đạt 13,7 tỷ USD; tỷ trọng doanh thu bán lẻ thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước đạt 7%, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020.
Với sự thay đổi nhanh của người tiêu dùng trên toàn cầu và đặc biệt ở Việt Nam trong thói quen mua sắm trực tuyến, thương mại điện tử Việt Nam nói riêng cũng như các hoạt động xúc tiến thương mại trên môi trường trực tuyến tiếp tục tiến bước vững chắc và duy trì được sự phát triển nhanh và bền vững.
Tuy nhiên hiện nay, nhiều doanh nghiệp có hàng hóa sản phẩm chất lượng nhưng vẫn chưa biết ứng dụng công nghệ thông tin nói chung cũng như thương mại điện tử hoặc chưa sẵn sàng để triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại rộng trên nhiều nền tảng khác nhau. Đây chính là điểm yếu của đại đa số doanh nghiệp Việt Nam.
Thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng 15% trong năm 2022
Đặc biệt, đứng trước bối cảnh tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, đa số doanh nghiệp sản xuất đều gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh và xúc tiến thương mại để tiêu thụ hàng hóa tới người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh là nhu cầu sớm muộn mà mọi doanh nghiệp cần phải triển khai, nhằm đạt mục tiêu chuyển đổi số toàn quốc gia.
Trước bối cảnh đó, Bộ Công thương đã giao Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tổ chức "Hội chợ kết nối giao thương và xúc tiến thương mại ứng dụng thương mại điện tử (Ecommerce Expo 2022)".
Các hoạt động triển lãm trực tuyến kết hợp với mô hình hội chợ triển lãm truyền thống (hình thức offline) sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ thêm cơ hội tiếp cận nhiều giải pháp mới, đồng thời giới thiệu đến khách hàng và đối tác thông qua kênh xúc tiến trực tuyến, thuận lợi để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
Hội chợ Ecommerce Expo 2022 được tổ chức với một số mục tiêu lớn là xây dựng một nền tảng trực tuyến để quảng bá thông tin sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp thương mại điện tử và doanh nghiệp sản xuất trong cả nước.
Sự kiện này cũng tạo cơ hội giao lưu hợp tác song phương hoặc đa phương giữa doanh nghiệp cung cấp các giải pháp xúc tiến thương mại điện tử và các doanh nghiệp sản xuất.
Trong khuôn khổ của Hội chợ, Ban tổ chức cũng tổ chức một diễn đàn trao đổi chuyên sâu về hoạt động chuyển đổi số cho doanh nghiệp với khoảng 150-200 khách tham dự Diễn đàn. Hội chợ cũng thu hút được hàng nghìn lượt khách tham quan trực tiếp để tìm kiếm thông tin hàng hóa sản phẩm từ các vùng miền về tham gia trưng bày.
Với hơn 80 gian hàng offline, 100 gian hàng online cùng hàng trăm sản phẩm gồm sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm thương mại đặc trưng của gần 100 doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, hợp tác xã sản xuất trên cả nước... được trưng bày tại không gian Công viên Trung tâm hành chính quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng.
Trong khuôn khổ của Hội chợ, Ban tổ chức cũng tổ chức một diễn đàn trao đổi chuyên sâu về hoạt động chuyển đổi số cho doanh nghiệp với khoảng 150-200 khách tham dự Diễn đàn. Hội chợ cũng thu hút được hàng nghìn lượt khách tham quan trực tiếp đề tìm kiếm thông tim hàng hóa sản phẩm từ các vùng miền về tham gia trưng bày.
Theo Tạp chí Quản lý thị trường