Hồ Chí Minh,

Tiki, Sendo, Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh, FPT Shop lọt Top 10 website thương mại điện tử ASEAN

Quỳnh Phương  07/09/2019 09:48

Theo nghiên cứu mới của iPrice, trong 10 sàn thương mại điện tử có tổng số lượt truy cập website cao nhất tại thị trường Đông Nam Á (ASEAN), có tới 5 đơn vị là các công ty của Việt Nam gồm: Tiki, Sendo, Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh và FPT Shop.

Cổng thương mại điện tử tại 7 thị trường Đông Nam Á iPrice nhận định, nhu cầu mua sắm trên website vẫn đang tăng trưởng tốt (Ảnh minh họa: Internet)

5 website thương mại điện tử Việt Nam lọt Top 10 Đông Nam Á
Báo cáo tổng kết thị trường thương mại điện tử (TMĐT) tại 6 nước thị trường Đông Nam Á trong nửa đầu năm 2019 vừa được iPrice – Cổng TMĐT ở 7 thị trường khu vực ASEAN công bố, với nhiều thông tin đáng khích lệ về các công ty TMĐT Việt Nam.

Đáng chú ý, báo cáo mới của iPrice Group đã tổng kết ra 10 sàn TMĐT có tổng số lượt truy cập website cao nhất tại thị trường Đông Nam Á. Kết quả cho thấy, có tới một nửa trong số này là các công ty nội địa của Việt Nam, lần lượt là các tên tuổi Tiki, Sendo, Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh và FPT Shop.

Ngoài các công ty Việt Nam thì 5 cái tên còn lại trong Top 10 website TMĐT Đông Nam Á là 2 ông lớn Lazada và Shopee cùng 3 startup "kỳ lân" đến từ Indonesia là Tokopedia, Bukalapak và Blibli.

"Tuy đang xếp ở nửa dưới của Top 10, nhưng chỉ riêng việc các công ty Việt Nam chiếm đa số trong Top 10 đã đủ minh chứng cho tiềm năng của các công ty nội địa lẫn kích cỡ của thị trường TMĐT Việt Nam. Google vào năm 2018 đã dự báo TMĐT Việt Nam đến năm 2025 sẽ đạt mức tăng trưởng 43% – cao nhất khu vực", chuyên gia iPrice Group nhận định.

 

Báo cáo của iPrice Group đặc biệt nêu bật hai cái tên Tiki và Sendo.

Báo cáo mới của iPrice cũng chỉ ra rằng lưu lượng truy cập vào website của Tiki đã tăng đến 69% chỉ trong vòng một năm để từ gần 20 triệu lượt truy cập/ tháng tăng lên đến 33,7 triệu, xếp thứ 6 Đông Nam Á. Tính riêng thị trường trong nước, Tiki cũng nhảy từ vị trí thứ tư toàn quốc lên Top 2 về lượng truy cập, xếp trên Lazada Việt Nam.

Về phương diện hoạt động kinh doanh, chuyên gia iPrice nhận định, Tiki gần đây cũng liên tục có những bước đi táo bạo. Có thể kể đến như phi vụ thâu tóm Ticketbox – nền tảng phân phối vé và quản lý sự kiện trực tuyến, cùng với hoạt động tài trợ cho những sản phẩm nghệ thuật thông qua dự án "Tiki đi cùng sao Việt". Cả hai bước phát triển này đều cho thấy Tiki đang đặt mục tiêu chiếm lĩnh phân khúc khách hàng trẻ.

Những bước tiến bộ vượt bậc đó đến không lâu sau khi sàn TMĐT này hoàn tất vòng gọi vốn C và nhận 44 triệu USD tiền đầu tư từ JD.com vào tháng 1/2018. Còn hiện tại, Tiki đang trong quá trình kêu gọi vốn vòng D. Được biết, trong chia sẻ với báo chí hồi tháng 5/2019, ông Ngô Hoàng Gia Khánh, Giám đốc tài chính và phát triển của Tiki đã cho biết, mục tiêu của công ty là gọi 50 – 100 triệu USD từ các quỹ đầu tư chiến lược hay nhóm nhà đầu tư tài chính.
Còn đối với sàn TMĐT Sendo, iPrice đánh giá, những tín hiện phát triển mạnh của đơn vị này mới bắt đầu xuất hiện gần đây, đặc biệt là trong quý 2 năm nay khi lượng truy cập website của Sendo tăng 10%. Trong bối cảnh mà các công ty đối thủ trong top đầu bao gồm Tiki, Lazada Việt Nam và Shopee Việt Nam đều có sự suy giảm về lượng truy cập trong quý 2 thì Sendo nghiễm nhiên trở thành một cái tên nổi bật.

Sàn TMĐT Sendo đã đạt hơn 28 triệu lượt truy cập website hàng tháng trong quý 2/2019 và lần đầu tiên có mặt trong Top 4 toàn quốc. Sendo nay cũng chỉ còn kém Lazada Việt Nam gần 300.000 lượt truy cập/ tháng. Còn nhớ cách đây chỉ mới một năm thì khoảng cách này từng lên đến 16 triệu lượt/ tháng.

Trong khi Tiki tập trung vào phân khúc khách hàng trẻ thì Sendo vẫn đang trung thành với phân khúc khách hàng tỉnh lẻ của mình. Hiện tại, theo thông tin do Sendo cung cấp, có 2/3 lượng khách hàng của sàn đến từ các khu vực thành phố cấp 2 và xa hơn.

Các chiến lược đang giúp Sendo tiến vào thị trường tỉnh lẻ bao gồm tập trung phát triển lực lượng người bán là doanh nghiệp vừa và nhỏ với khả năng cung ứng hàng hóa đa dạng đồng thời đẩy mạnh ứng dụng di động nhằm tận dụng thói quen sử dụng smartphone của khách hàng thuộc phân khúc này.

Ba công ty còn lại của Việt Nam trong Top 10 đều là các website chuyên kinh doanh hàng điện máy. Trong đó, đây là lần đầu tiên Điện Máy Xanh và FPT Shop lọt vào Top 10 Đông Nam Á trên bảng xếp hạng của iPrice Group.

Nhu cầu mua sắm trên web vẫn đang tăng trưởng tốt

Báo cáo của iPrice Group cũng đồng thời chỉ ra rằng so với cùng kỳ năm trước, lưu lượng truy cập vào top 10 website TMĐT tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm tăng 11%. Số liệu này cho thấy website vẫn đang đóng vai trò quan trọng cho TMĐT tại Việt Nam, mặc dù có sự cạnh tranh đáng kể từ các nền tảng mạng xã hội và ứng dụng di động.

Báo cáo của iPrice Group đặc biệt nêu bật hai cái tên Tiki và Sendo.

Việt Nam cũng là một trong hai nước (cùng với Indonesia) có sự tăng trưởng về lượng truy cập website TMĐT, trong khi 4 quốc gia còn lại là Thái Lan, Malaysia, Singapore và Philippines đều cho thấy sự sụt giảm rõ rệt về mảng này.

Nhận xét về kết quả này, đại diện iPrice Group cho biết một phần nguyên nhân là do thị trường TMĐT Việt Nam đang có tính cạnh tranh cao hơn các quốc gia khác: "Việt Nam có nhiều công ty TMĐT top đầu có tiềm lực tài chính mạnh và giữ khoảng cách không quá xa nhau. Tính cạnh tranh này thúc đẩy các công ty tiếp tục giữ vững hoạt động đa kênh, bao gồm kênh website, để tiếp cận khách hàng liên tục. Trong khi tại các quốc gia khác như Singapore, Philippines và Malaysia, cuộc cạnh tranh gần như chỉ là giữa Lazada và Shopee".

Vân Anh (Theo iPrice)

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/tiki-sendo-the-gioi-di-dong-dien-may-xanh-fpt-shop-lot-top-10-website-thuong-mai-dien-tu-asean-10689.html

Tin cùng chuyên mục   
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các giải pháp chống hàng giả toàn diện ứng dụng chuyển đổi số của Vina CHG, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc sản phẩm được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo kết nối cung cầu công nghệ lần thứ 5 năm 2023 vừa mới được tổ chức tại Long An nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2023.
Tem chống hàng giả hay tem chống giả là giải pháp được phát triển để ngăn ngừa nguy cơ bị sao chép, làm giả cho các sản phẩm chính hãng, giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tem chống hàng giả được cấu thành từ 2 yếu tố chính là công nghệ chống hàng giả và tính pháp lý của con tem.
Tin tức mới nhất
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.
Đồng loạt tiến hành kiểm tra hàng chục điểm bán hàng thuộc hệ thống Lamson 10K nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy, Ba Đình, Nam Từ Liêm (thành phố Hà Nội), lực lượng Quản lý thị trường đã thu giữ nhiều sản phẩm dao cạo râu giả mạo nhãn hiệu và có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Gillette - nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Cụ thể, ngày 06/11/2023, Đội QLTT số 10, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa phối hợp cùng Đội cảnh sát Kinh tế và môi trường – Công an huyện Hoằng Hóa đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất giấy Đạt Phát; địa chỉ: SN 18, đường TL 510B, Thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Trọng Hải làm chủ cơ sở.