Hồ Chí Minh,

Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh tại Yên Châu (Sơn La)

Định Khang  25/05/2023 08:08

Ngày 24/5/2023, tại Hội trường Trung tâm hội nghị huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (TMĐT) (Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Sơn La và UBND huyện Yên Châu tổ chức Hội nghị tập huấn Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh tại Yên Châu.

Hội nghị có sự tham dự của Đại diện Lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Sơn La, UBND huyện Yên Châu; Trung tâm Phát triển TMĐT (EcomViet); Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM); Công ty TNHH Giải pháp Phát triển Doanh nghiệp (iViet) và hơn 150 học viên đến từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sản xuất, hộ kinh doanh, đoàn viên thanh niên… trên địa bàn huyện Yên Châu.


Một số nông sản tiêu biểu trên địa bàn huyện Yên Châu

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Lê Huy Phong – Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Châu cho biết, Yên Châu là một trong các huyện có diện tích và sản lượng cây ăn quả lớn trên địa bàn tỉnh, trong đó nhiều loại quả có sản lượng lớn như: mận, xoài, nhãn, chuối… Theo ông Phong, chất lượng và thương hiệu của sản phẩm nông sản huyện Yên Châu nói riêng và của tỉnh Sơn La nói chúng đã được xây dựng và khẳng định thương hiệu trong những năm qua và được đông đảo người tiêu dùng đánh giá cao. Bên cạnh đó, Yên Châu có một số sản phẩm hoa quả sấy, sản phẩm Ocop, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu…. “Đây sẽ là cơ sở và lợi thế để Yên Châu có thể phát triển TMĐT”, ông Phong nhấn mạnh.


Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch UBND huyện, việc phát triển TMĐT trên địa bàn huyện nói riêng, tỉnh Sơn La nói chung còn rất hạn chế và đang bị kiềm chế bởi nhiều lý do, chẳng hạn như thói quen và niềm tin mua bán hàng trên mạng, cũng như việc thanh toán tiền hàng trực tuyến; các doanh nghiệp, HTX hộ sản xuất kinh doanh vẫn chưa nhận thức được hết về lợi ích, tầm quan trọng và xu hướng phát triển tất yếu của TMĐT hiện nay và trong tương lai, do đó, các đơn vị chưa dành thời gian để nghiên cứu tiếp cận, cũng như nguồn lực để đầu tư ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất, kinh doanh…. Đây là thách thức lớn khiến TMĐT của huyện cũng như của tỉnh vẫn chưa phát triển được như kỳ vọng.


Ông Lê Huy Phong – Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Châu

Thay mặt Lãnh đạo huyện Yên Châu, ông Lê Huy Phong cảm ơn Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương) và Sở Công Thương tỉnh Sơn La vì đã hỗ trợ huyện Yên Châu tổ chức Hội nghị tập huấn này, nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, góp phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất kinh doanh tiếp cận, nâng cao kỹ năng, nắm được quy trình tham gia quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm trên kênh TMĐT, mạng xã hội và nền tảng số để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh được tốt hơn.

Hiện nay, TMĐT đang là xu hướng phát triển tất yếu của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng và Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng trong việc phát triển TMĐT. Những năm gần dây, TMĐT Việt Nam có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, trong đó, đầu tư về hạ tầng công nghệ, hành lang pháp lý cũng như nhận thức của các doanh nghiệp về ứng dụng thương mại điện tử được nâng cao rõ rệt.


Ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Trung tâm Phát triển TMĐT - Cục TMĐT và Kinh tế số

Tại Hội nghị, các học viên đã được lắng nghe những chia sẻ của các chuyên gia đến từ Cục TMĐT và Kinh tế số, Hiệp hội TMĐT Việt Nam và một số doanh nghiệp. Theo đó, ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Trung tâm Phát triển TMĐT, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương giới thiệu tổng quan về TMĐT Việt Nam và TMĐT tỉnh Sơn La; Ông Võ Văn Khanh - Chi hội trưởng tại Miền Trung - Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam trình bày về chuyển đổi số và sự cần thiết về việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời đại công nghệ số; Ông Hoàng Khánh Dương - Giám đốc chiến lược Công ty TNHH Giải Pháp Phát Triển Doanh Nghiệp iViet đã giới thiệu về Giải pháp kinh doanh hiệu quả trên các sàn TMĐT, mạng xã hội và một số phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh trên môi trường trực tuyến.


Ông Võ Văn Khanh - Chi hội trưởng tại Miền Trung - Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam

Bên cạnh những chia sẻ đó, với vai trò đại diện các doanh nghiệp, ông Hoàng Khánh Dương đã hướng dẫn các học viên những nội dung quan trọng về: Sáng tạo nội dung đa kênh; Cách thức triển khai nội đa kênh để tối ưu và tiếp cận khách hàng; Công thức viết nội dung và 101 cách giật tít tiêu đề cho bài viết; Giới thiệu ứng dụng AI để làm nội dung; Cách thiết kế tờ rơi, banner, card visit chuyên nghiệp... Đây là những nội dung thiết thực, thu hút sự quan tâm của đông đảo các học viên tham dự tập huấn.


Ông Hoàng Khánh Dương - Giám đốc chiến lược Công ty TNHH Giải Pháp Phát Triển Doanh Nghiệp iViet

Phiên thảo luận tại Hội nghị diễn ra sôi nổi, các học viên trao đổi thẳng thắn, cởi mở những vấn đề vướng mắc và được các đại biểu hướng dẫn rất chi tiết, cụ thể, gắn với tình hình thực tế tại Yên Châu.

Nhờ những chia sẻ, trao đổi thẳng thắn đó, các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh, đoàn viên thanh niên, hội viên Hội phụ nữ… trên địa bàn huyện Yên Châu đã từng bước nâng cao nhận thức về TMĐT, từ đó, tìm ra những cách thức phù hợp để quảng bá, giới thiệu và kinh doanh các sản phẩm nông sản Yên Châu trên các sàn TMĐT ngày càng rộng rãi và hiệu quả hơn.

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/ung-dung-thuong-mai-dien-tu-trong-hoat-dong-kinh-doanh-tai-yen-chau-son-la-95685.html

Tin cùng chuyên mục   
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các giải pháp chống hàng giả toàn diện ứng dụng chuyển đổi số của Vina CHG, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc sản phẩm được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo kết nối cung cầu công nghệ lần thứ 5 năm 2023 vừa mới được tổ chức tại Long An nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2023.
Tem chống hàng giả hay tem chống giả là giải pháp được phát triển để ngăn ngừa nguy cơ bị sao chép, làm giả cho các sản phẩm chính hãng, giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tem chống hàng giả được cấu thành từ 2 yếu tố chính là công nghệ chống hàng giả và tính pháp lý của con tem.
Tin tức mới nhất
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.
Đồng loạt tiến hành kiểm tra hàng chục điểm bán hàng thuộc hệ thống Lamson 10K nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy, Ba Đình, Nam Từ Liêm (thành phố Hà Nội), lực lượng Quản lý thị trường đã thu giữ nhiều sản phẩm dao cạo râu giả mạo nhãn hiệu và có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Gillette - nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Cụ thể, ngày 06/11/2023, Đội QLTT số 10, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa phối hợp cùng Đội cảnh sát Kinh tế và môi trường – Công an huyện Hoằng Hóa đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất giấy Đạt Phát; địa chỉ: SN 18, đường TL 510B, Thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Trọng Hải làm chủ cơ sở.