Hồ Chí Minh,

Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN (ACCP) ra mắt Bộ công cụ tuyên truyền về tiêu dùng bền vững trong ASEAN

Định Khang  09/11/2022 00:00

Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN (ACCP) ra mắt Bộ công cụ tuyên truyền về tiêu dùng bền vững trong ASEAN

Vừa qua, Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN (ACCP) đã công bố Bộ công cụ tuyên truyền về tiêu dùng bền vững trong ASEAN bao gồm các tài liệu giảng dạy nhằm nâng cao hiểu biết của các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng, hiệp hội người tiêu dùng và doanh nghiệp về khái niệm và hàm ý chính sách đối với tiêu dùng bền vững.

Kế hoạch Tổng thể Xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025 (AEC 2025) cũng thừa nhận sự cần thiết phải nâng cao niềm tin của người tiêu dùng thông qua việc thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Để làm được điều đó, ACCP đã đưa vào Kế hoạch Hành động Chiến lược ASEAN về Bảo vệ Người tiêu dùng (ASAPCP) 2025 với mục tiêu xây dựng niềm tin của người tiêu dùng vững chắc hơn khi giao dịch thương mại xuyên biên giới nói riêng và đối với sự phát triển của Cộng đồng Kinh tế ASEAN nói chung.


Tài liệu được chia thành bốn (04) phần với các nội dung như sau:

1. Các khái niệm và các nguyên tắc chung; các nguyên tắc của tiêu dùng bền vững;

2. Các thông lệ quốc tế và kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc tiếp cận và thực thi các chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững;

3. Các công cụ và phương thức được sử dụng để tác động đến hành vi của người tiêu dùng; và

4. Sử dụng các công cụ và vận dụng phương thức thích hợp trong các ngành được chọn để thúc đẩy tiêu dùng bền vững.


*Các tài liệu cũng được công bố dưới dạng slide power point, đồ họa thông tin và các bản thuyết trình nghe-nhìn.

Trước khi xây dựng Bộ công cụ, ACCP đã tổ chức các buổi Hội thảo nâng cao năng lực và thực hiện khảo sát tại thủ đô Tô-ki-ô và thành phố Ky-ô-tô tại Nhật Bản vào tháng 3 năm 2019. Hội thảo đã thảo luận về những lỗ hổng và thách thức trong việc thúc đẩy tiêu dùng bền vững và tạo cơ hội học hỏi kinh nghiệm cho 10 quốc gia thành viên ASEAN đối với các sáng kiến ​​hữu ích để thúc đẩy tiêu dùng bền vững. 

Việc xây dựng Bộ công cụ do Bộ Thương mại và Công nghiệp Phi-líp-pin chủ trì và được tài trợ bởi Quỹ Hội nhập Nhật Bản - ASEAN (JAIF) thông qua dự án 'Thúc đẩy Tiêu dùng Bền vững ở ASEAN'.

Vào tháng 8 năm 2019, Phi-líp-pin cũng đã tổ chức Diễn đàn Khu vực để thảo luận về các cách thức xây dựng và thực hiện chính sách tiêu dùng bền vững trong ASEAN với sự tham gia của các quốc gia thành viên ASEAN; các chuyên gia đến từ Nhật Bản và Nam Phi; các tổ chức phi chính phủ; những người ủng hộ tiêu biểu đối với phong trào tiêu dùng bền vững. Các khuyến nghị và cân nhắc tại Diễn đàn đã tạo nền tảng cho việc phát triển Bộ công cụ tiêu dùng bền vững hiện tại.

Người tiêu dùng có thể truy cập Bộ công cụ chi tiết tại đây.

Để biết thêm thông tin về các hoạt động của ASEAN trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng, người tiêu dùng có thể truy cập trang web ACCP: www.aseanconsumer.org.

Nguồn: Phòng Bảo vệ người tiêu dùng

Link gốc: https://vcca.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&category_id=9343771e-96be-48b5-a35d-b8ea9bc1aa93&id=a1556476-8818-457e-a029-772791d2aa7b

Tin cùng chuyên mục   Bảo vệ người tiêu dùng
Siêu thị J – Market đã đăng ký mã số thuế với loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ngoài nhà nước. Tại Hà Nội, cửa hàng siêu thị này kinh doanh nhiều mặt hàng gia dụng, thực phẩm với phương châm “Tiêu dùng chuẩn Nhật”. Tuy nhiên, dù là siêu thị với quy mô kinh doanh lớn, bày bán nhiều mặt hàng nhưng tại đây vẫn xuất hiện những sản phẩm nhập khẩu không có tem nhãn phụ tiếng Việt, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bùng phát lừa đảo trực tuyến với quảng cáo “việc nhẹ lương cao”, gần 400 cơ quan, tổ chức có tên miền .gov.vn và .edu.vn bị xâm nhập, chèn mã quảng cáo cờ bạc, cá độ... là những thông tin được nêu trong Báo cáo tổng kết tình hình an ninh mạng Việt Nam 6 tháng đầu năm của Công ty Công nghệ an ninh mạng Việt Nam - NCS đưa ra sáng nay 23/6.
Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) bám sát các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật
Tin tức mới nhất
Lực lượng quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra địa điểm chứa trữ hàng hóa của Tiktoker Phan Thủy Tiên, thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Zenpali, địa chỉ tầng 1, CT3, Toà nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tạm giữ trên 10.000 lọ nước hoa nhập lậu.