Hồ Chí Minh,

Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN (ACCP) ra mắt công cụ hỗ trợ giải quyết tranh chấp trực tuyến cho người tiêu dùng ASEAN (ODR)

Định Khang  09/11/2022 00:00

Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN (ACCP) ra mắt công cụ hỗ trợ giải quyết tranh chấp trực tuyến cho người tiêu dùng ASEAN (ODR)

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tại ASEAN, các hoạt động giao thương xuyên biên giới giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng càng trở nên mạnh mẽ hơn. Việc củng cố và duy trì niềm tin của người tiêu dùng khi tham gia các giao dịch thương mại xuyên biên giới càng trở nên quan trọng hơn đối với nền kinh tế khu vực ASEAN. Do đó, ngày 07 tháng 7 năm 2022, Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN (ACCP) chính thức vận hành công cụ hỗ trợ giải quyết tranh chấp trực tuyến cho người tiêu dùng ASEAN trong các giao dịch thương mại xuyên biên giới (ODR).

Công cụ hỗ trợ giải quyết tranh chấp trực tuyến ra mắt tại Hội nghị bảo vệ người tiêu dùng ASEAN lần thứ 3 (ASEAN Consumer Protection Conference) vào ngày 28 tháng 6 với mục tiêu chính là nâng cao niềm tin của người tiêu dùng, sự tin tưởng vào thương mại điện tử và cung cấp tiện ích giúp người tiêu dùng khắc phục sự cố/ tranh chấp nếu có khi mua sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ từ các doanh nghiệp ở các Quốc gia thành viên ASEAN.


Công cụ hỗ trợ giải quyết tranh chấp trực tuyến là một trong những bước đầu tiên hướng tới việc phát triển Mạng lưới Giải quyết Tranh chấp Trực tuyến ASEAN và sẽ tiếp tục được hoàn thiện cho tới năm 2025. Đây là một trong những nội dung ưu tiên thuộc Kế hoạch các hoạt động trọng điểm trong công tác bảo vệ người tiêu dùng thuộc khu vực ASEAN giai đoạn 2021-2025 (ASAPCP 2025)

Người tiêu dùng thực hiện khiếu nại thông qua trang web và có thể theo dõi tiến trình khiếu nại của họ từ khi thông tin được gửi đến ACCP cho đến khi khiếu nại được giải quyết. Tất cả thông tin của người tiêu dùng và các tài liệu hỗ trợ cho vụ việc sẽ được bảo đảm tính bảo mật. Mỗi vụ việc khiếu nại dự kiến ​​sẽ được xử lý trong vòng 30 ngày làm việc và có thể sẽ kéo dài hơn tùy thuộc vào tính chất của vụ việc. Người tiêu dùng có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết tại đây: http://www.vcca.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&category_id=9343771e-96be-48b5-a35d-b8ea9bc1aa93&id=ee5089c2-dffe-40d2-887c-ada16d5e76c0

Để biết thêm thông tin về các hoạt động của ASEAN trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng, người tiêu dùng có thể truy cập trang web ACCP: www.aseanconsumer.org.

Nguồn: Phòng Bảo vệ người tiêu dùng

Link gốc: https://vcca.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&category_id=9343771e-96be-48b5-a35d-b8ea9bc1aa93&id=8b14dde7-2254-42c3-8105-c5a905def92e

Tin cùng chuyên mục   Bảo vệ người tiêu dùng
Siêu thị J – Market đã đăng ký mã số thuế với loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ngoài nhà nước. Tại Hà Nội, cửa hàng siêu thị này kinh doanh nhiều mặt hàng gia dụng, thực phẩm với phương châm “Tiêu dùng chuẩn Nhật”. Tuy nhiên, dù là siêu thị với quy mô kinh doanh lớn, bày bán nhiều mặt hàng nhưng tại đây vẫn xuất hiện những sản phẩm nhập khẩu không có tem nhãn phụ tiếng Việt, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bùng phát lừa đảo trực tuyến với quảng cáo “việc nhẹ lương cao”, gần 400 cơ quan, tổ chức có tên miền .gov.vn và .edu.vn bị xâm nhập, chèn mã quảng cáo cờ bạc, cá độ... là những thông tin được nêu trong Báo cáo tổng kết tình hình an ninh mạng Việt Nam 6 tháng đầu năm của Công ty Công nghệ an ninh mạng Việt Nam - NCS đưa ra sáng nay 23/6.
Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) bám sát các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật
Tin tức mới nhất
Lực lượng quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra địa điểm chứa trữ hàng hóa của Tiktoker Phan Thủy Tiên, thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Zenpali, địa chỉ tầng 1, CT3, Toà nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tạm giữ trên 10.000 lọ nước hoa nhập lậu.