Hồ Chí Minh,
Kết hợp với việc tuyên truyền chống hàng giả tại một buổi hội thảo về chống hàng giả, chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đại diện phân phối loa karaoke thương hiệu BMB Nhật Bản ở VIệt Nam, BMB Việt Nam đã trưng bày nhiều sản phẩm của BMB và đưa ra các đặc điểm giúp người tiêu dùng có thể phân biệt hàng thật và hàng giả loa karaoke, micro BMB Nhật Bản chính hãng.
Phát biểu với báo chí tại một hội thảo về chống hàng giả tổ chức ở TPHCM, ông Nguyễn Minh Trí, Tổng giám đốc Công ty Điện tử Minh Tuấn, nhà phân phối độc quyền thương hiệu loa karaoke BMB Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, các giải pháp tem chống hàng giả của Vina CHG đã thật sự hiệu quả trong việc giúp BMB chống lại nạn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, sao chép thương hiệu, làm hàng giả, hàng nhái sản phẩm ở thị trường Việt Nam. 
Các mặt hàng nhái, giả mạo được bán rất nhiều trên thị trường. Lực lượng liên ngành chức năng kiểm tra, xử phạt thường xuyên cũng không xuể, vì cứ bắt chỗ này thì đối tượng vi phạm lại nhanh chóng thay đổi địa bàn hoạt động. Chỉ có các doanh nghiệp làm ăn chân chính là thiệt hại nặng nề. Vấn đề đặt ra ở đây chính là khoản lợi nhuận siêu khủng khiến các đối tượng gian thương mờ mắt.
Nhằm chuẩn bị cho tổng kết 10 năm Ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái (29/11/2007 – 29/11/2017), đồng thời phổ biến, tuyên truyền những chủ trương chính sách có liên quan của Nhà nước, qua đó để tìm ra những giải pháp về phòng, chống hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm lưu thông trên thị trường, Hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu TP Hà Nội (HÂTP) và Công ty Vina CHG phối hợp tổ chức Hội thảo với chủ đề "Công tác chống hàng giả và xâm phạm quyền SHTT".
Trên thị trường hàng tiêu dùng tại TP Hồ Chí Minh xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm dán tem, nhãn giả và rất khó để phân biệt. Tình trạng này không chỉ gây thiệt hại lớn cho các nhà sản xuất làm ăn chân chính, mà còn "móc túi" người tiêu dùng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân…
Một thời gian dài, nhiều doanh nghiệp (DN) là nạn nhân có sản phẩm bị làm giả, nhưng ngại công bố vì sợ người tiêu dùng sẽ "quay lưng" với sản phẩm của họ nên họ đành chấp nhận "sống chung" với vấn nạn này.
Chính phủ và các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp ngăn chặn, hạn chế tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, từ hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện, kiểm tra và xử lý vi phạm gắn với phát triển thương hiệu hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, vấn nạn hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ đang diễn ra rất phức tạp và có xu hướng gia tăng.