Hồ Chí Minh,

Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại

Định Khang  04/08/2017 14:25

Chính phủ và các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp ngăn chặn, hạn chế tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, từ hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện, kiểm tra và xử lý vi phạm gắn với phát triển thương hiệu hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, vấn nạn hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ đang diễn ra rất phức tạp và có xu hướng gia tăng.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với các mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với các mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…

Theo BCĐ 389 Quốc gia, từ đầu năm 2017 đến nay, tình hình buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại tại nhiều địa phương diễn biến phức tạp, nhất là hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các khu vực đường mòn, lối mở, kênh, rạch, sông, suối biên giới. Hàng hóa vi phạm chủ yếu là các nhóm mặt hàng, như: Ma túy, vật liệu nổ, pháo nổ, rượu ngoại, thuốc lá điếu ngoại, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, hàng tiêu dùng thiết yếu… Kết quả, 6 tháng đầu năm 2017, các cơ quan chức năng đã phát hiện trên 88.560 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước từ tiền xử phạt vi phạm hành chính, bán hàng tịch thu và truy thu thuế đạt hơn 7.900 tỉ đồng (tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm 2016); đã khởi tố trên 1.100 vụ/1.372 đối tượng.

Tuy nhiên, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn còn diễn biến phức tạp. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương chưa chủ động, thiếu quyết liệt. Chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe, công tác tuyên truyền mới tập trung phản ánh hành vi vi phạm, chưa chú trọng biểu dương những việc làm tốt, chưa phát huy được vai trò giám sát, phát hiện và tố giác tội phạm của tổ chức, cá nhân và cộng đồng.

Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp trong nước còn thờ ơ, không quan tâm đến vấn đề bảo vệ thương hiệu, sản phẩm do mình sản xuất, cung ứng; chưa quan tâm đến lợi ích, sức khoẻ người tiêu dùng; chưa chủ động hợp tác với cơ quan chức năng trong bảo vệ thương hiệu sản phẩm.

Những nỗ lực của BCĐ 389 Quốc gia và BCĐ 389 các địa phương thời gian qua là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là vì sao tại nhiều tỉnh, thành phố cuộc chiến chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại vẫn gặp nhiều khó khăn, thậm chí không ít gian nan, trở ngại? Theo ông Đàm Thanh Thế, Chánh văn phòng BCĐ 389, cho biết :Nguyên nhân là công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại tiến hành thiếu đồng bộ, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm. Bên cạnh đó, lực lượng trực tiếp làm công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại vẫn còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn nghiệp vụ nên việc nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh còn hạn chế…

Đáng lưu ý, về nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2017, BCĐ 389 Quốc gia xác định: Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng BCĐ 389 Quốc gia; tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại đối với mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, xăng dầu; đôn đốc, chỉ đạo các bộ, ngành, UBND các  tỉnh, thành phố tập trung xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch, phương án tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại theo chức năng, nhiệm vụ, địa bàn, lĩnh vực quản lý của mình; đồng thời xác lập các chuyên đề, chuyên án đấu tranh có trọng tâm, trọng điểm.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng BCĐ 389 Quốc gia, BCĐ 389 các tỉnh, thành phố và các bộ, ngành Trung ương cần tích cực hơn nữa đối với công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ, phòng chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức các lực lượng chức năng, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, bao che, tiếp tay cho buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại.

Ngọc Danh – Quang Hiếu
Theo Thương gia & Thị trường

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/can-su-phoi-hop-chat-che-giua-cac-nganh-trong-chong-buon-lau-hang-gia-va-gian-lan-thuong-mai-813.html

Tin cùng chuyên mục   
AI có thể giúp người tiêu dùng xác định sản phẩm giả bằng cách phân tích các điểm và mẫu dữ liệu khác nhau để phân biệt nhanh chóng và chính xác sản phẩm thật với hàng giả. 
Ngày 2/6/2023, tại “Hội thảo về các quy định pháp luật và giải pháp chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu trên môi trường thương mại điện tử” do Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Cà Mau, Cục Quản lý thị trường Cà Mau phối hợp với Công ty CP Phát triển Khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) tổ chức, các doanh nghiệp đã kiến nghị nhiều giải pháp chống hàng giả trên môi trường thương mại điện tử.
Áp dụng công nghệ chống giả lên bao bì, tích hợp phần mềm thông minh Vinacheck để nhận biết, quản lý hệ thống bán hàng, truy vết đường đi sản phẩm, hỗ trợ quảng bá thương hiệu và chăm sóc khách hàng hiệu quả là những tính năng ưu việt của giải pháp bao bì chống giả thông minh được Công ty CP Phát triển khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) đưa ra thị trường.
Bao bì giấy hay bao bì thân thiện là xu hướng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tiêu dùng hàng hóa hiện nay.
Nhu cầu về các giải pháp chống hàng giả trong những năm gần đây đã tăng lên rất nhiều do hàng giả đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến trên thị trường toàn cầu. Vậy các ngành hàng trên thế giới đang chống giả bằng cách nào?
Tin tức mới nhất
Ngày 8/5, trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế giấy và bao bì Việt Nam - VPPE 2024, lễ vinh danh các bao bì đạt Giải thưởng bao bì Việt Nam 2024 đã diễn ra và Sản phẩm bao bì DR.CACI ứng dụng công nghệ chống hàng giả của Vina CHG tự hào được nhận danh hiệu giải thưởng “Bao bì sáng tạo” do Hiệp Hội Bao Bì Việt Nam trao tặng.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.