Hồ Chí Minh,

Giải pháp bao bì chống giả thông minh: Xu hướng bảo vệ thương hiệu trong thời đại số

Quỳnh Phương  23/05/2023 14:22

Áp dụng công nghệ chống giả lên bao bì, tích hợp phần mềm thông minh Vinacheck để nhận biết, quản lý hệ thống bán hàng, truy vết đường đi sản phẩm, hỗ trợ quảng bá thương hiệu và chăm sóc khách hàng hiệu quả là những tính năng ưu việt của giải pháp bao bì chống giả thông minh được Công ty CP Phát triển khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) đưa ra thị trường.

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, trong quý I/2023, các lực lượng chức năng đã bắt giữ, xử lý hơn 28.000 vụ việc vi phạm; thu nộp ngân sách nhà nước hơn 3.387 tỷ đồng; khởi tố hình sự 278 vụ với 679 đối tượng. Điều đó cho thấy, các lực lượng chức năng và cơ quan ban ngành đã có nhiều nỗ lực trong công tác chống hàng giả, hàng nhái, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Tuy nhiên, để có giải pháp triển khai và thực hiện công tác chống hàng giả hiệu quả hơn, cần sự chung tay và phối hợp chặt chẽ từ các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, người tiêu dùng cũng như các giải pháp, công cụ hỗ trợ công tác này, nhất là khi môi trường kinh doanh số đang phát triển như hiện nay.

Chia sẻ trong buổi làm việc với Ban chỉ đạo 389 Cà Mau mới đây, ông Nguyễn Viết Hồng – Tổng giám đốc Vina CHG cho rằng, công tác chống hàng giả, chống gian lận thương mại và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cần phải được hỗ trợ bởi các giải pháp đồng bộ và ứng dụng công nghệ chống giả, nhất là trong bối cảnh xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ.

“Thông thường, khi làm giả, nhái sản phẩm, bao bì là mục tiêu đầu tiên mà các đối tượng làm giả nhắm tới. Vì vậy, chống hàng giả ngay từ khâu in ấn bao bì sản phẩm là một trong những giải pháp được Vina CHG quan tâm, nghiên cứu và đưa ra thị trường, nhằm nâng cao khả năng chống nạn bao bì giả, hàng giả, bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp”, ông Hồng cho biết.

Một mẫu sản phẩm bao bì áo dụng công nghệ chống hàng giả QR code và xác thực hàng chính hãng qua tin nhắn SMS của Vina CHG

Ông Hồng cho biết, nhiều doanh nghiệp khách hàng của Vina CHG đã áp dụng phương thức chống giả trên bao bì. Đây là phương pháp mới có hiệu quả chống giả tốt và đặc biệt giúp doanh nghiệp kiểm soát sản phẩm khi lưu hành nhờ vào tích hợp nền tảng số.

“Chống hàng giả trên bao bì đã và đang là xu hướng chống hàng giả được nhiều thương hiệu lớn trên thế giới áp dụng. Bằng các công nghệ chống giả hiện đại kết hợp phần mềm truy xuất nguồn gốc quản lý hiệu quả, bao bì chống giả và bao bì thông minh là giải pháp bảo vệ thương hiệu phù hợp cho các doanh nghiệp trong thời đại số”, ông Hồng chia sẻ.

Cụ thể, giải pháp bao bì chống giả của Vina CHG sẽ được áp dụng nhiều công nghệ chống giả hiện đại như xác thực qua tin nhắn SMS, truy xuất thông tin và truy vết đường đi sản phẩm qua mã QR code bảo mật và mã định dạng duy nhất, công nghệ nước, 5.0, công nghệ 5S, VSI… Đặc biệt, thông qua giải pháp phần mềm Vinacheck, các doanh nghiệp dễ dàng quản trị lưu thông hàng hoá, kích cầu tiêu dùng và chăm sóc khách hàng trên nền tảng số, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nguồn lực trong sản xuất kinh doanh.

Theo ông Hồng:

“Việc ứng dụng công nghệ chống giả thông minh trên bao bì, sẽ giúp nâng cao hiệu quả chống hàng giả, đồng thời gia tăng uy tín của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí trong việc bảo vệ và quảng bá thương hiệu sản phẩm.

Trong thời gian tới, Vina CHG sẽ tiếp tục thường xuyên đồng hành và hỗ trợ các cơ quan chức năng, đặc biệt là Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, lực lượng quản lý thị trường trong công tác chống hàng giả, bao bì giả, nhằm góp phần đem lại môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp trong nước”.

Link gốc: https://thuonghieucongluan.com.vn/giai-phap-bao-bi-chong-gia-thong-minh-xu-huong-bao-ve-thuong-hieu-trong-thoi-dai-so-a193887.html

Tin cùng chuyên mục   Giải pháp chống hàng giả
Hàng giả đặt ra một mối đe dọa đáng kể đối với sức khỏe và an toàn cộng đồng và gây bất lợi cho thương mại toàn cầu. Các công nghệ đóng gói chống hàng giả có thể tỏ ra hữu ích, cung cấp một dịch vụ quan trọng cho các nhà sản xuất, chính phủ và người tiêu dùng.
Trước vấn nạn kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên không gian mạng ngày một phức tạp, nhiều giải pháp đã được triển khai. Tuy nhiên, đến nay, hiệu quả vẫn chưa thật sự được như mong muốn. Ðể góp phần giải quyết hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… ngoài sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, việc ứng dụng công nghệ số trên môi trường thương mại điện tử (TMÐT) là một yêu cầu cấp thiết.
Thị trường bao bì chống hàng giả là một lĩnh vực khá phát triển, đặc biệt là trong những năm gần đây. Hàng giả là một vấn đề phổ biến trên toàn thế giới, và ngày càng có nhiều công ty và thương hiệu đang tìm kiếm các giải pháp để ngăn chặn việc sản xuất và bán hàng giả.
Tin tức mới nhất
Sau khi Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 7/1/2023 về quy định khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp, Công ty Mua bán điện (thuộc EVN) đã có các văn bản gửi các Chủ đầu tư đề nghị gửi hồ sơ tài liệu để có thông số tính toán, đàm phán giá điện.
Ngày 26/5/2023, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tham dự loạt sự kiện cấp Bộ trưởng gồm: Phiên thảo luận 2 của Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC lần thứ 29 (MRT 29), họp Bộ trưởng các nước thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), dự phiên họp Bộ trưởng các nước ASEAN bên lề Hội nghị kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF); đồng thời có các hoạt động tiếp xúc song phương bên lề với bà Gina Raimondo, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ, ông Yamada Kenji, Nghị sĩ Quốc hội, kiêm Thứ trưởng Thương trực Bộ Ngoại giao Nhật Bản.
Vụ Chính sách thương mại Đa Biên cho biết, trong hai ngày 26 – 27 tháng 5 năm 2023 tại thành phố Detroit, bang Michigan, Hoa Kỳ, đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Khuôn khổ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF). Hội nghị được đồng chủ trì bởi Đại sứ - Trưởng Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) Katherine Tai và Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo.
Để phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam, Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030 nêu rõ, lấy nhu cầu thị hiếu của thị trường để định hướng cho sản xuất, xuất khẩu; hướng tới mục tiêu phát triển đa dạng hóa các thị trường với quy mô, cơ cấu thị trường và sản phẩm xuất khẩu hợp lý, ổn định, bền vững và hiệu quả.
Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Thương mại Diễn đàn kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 29 (MRT 29), Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, các nền kinh tế thành viên APEC cần ưu tiên thảo luận về vấn đề cải cách Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức này.