Báo cáo tổng quan 7 tháng qua cho thấy, chung cư và biệt thự có lượng quan tâm phục hồi mạnh nhất, tăng 7% so tháng 6/2023; đất nền tăng 6%; nhà riêng và đất dự án tăng 3%. Đặc biệt, lượt tìm kiếm căn hộ chung cư cho thuê tăng đến 14%.
Thực hiện quyết định 645/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể Phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT&KTS) được giao nhiệm vụ triển khai Đề án xây dựng sàn thương mại điện tử hợp nhất 63 tỉnh, thành.
Xuất khẩu thủy sản trong nửa đầu năm 2023 giảm hơn 27% so với cùng kỳ, đạt gần 4,2 tỷ USD. Kỳ vọng vào sự phục hồi trong nửa cuối năm, hiện nay, các doanh nghiệp đang nỗ lực các giải pháp để thúc đẩy lượng tiêu thụ tại các thị trường lớn.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã cung cấp 21,16 triệu tấn than cho sản xuất điện, tăng 16% so với cùng kỳ.
Lô vải không hạt đầu tiên vừa có mặt tại thị trường Anh và trở thành quả đặc sản thứ 4 của Việt Nam, sau bưởi đỏ Tân lạc, bưởi Diễn Yên Thủy và cam Cao Phong (Hòa Bình) được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này trong năm 2023.
Sau khi giảm gần 30% trong 5 tháng, xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm kỳ vọng vào tiêu thụ từ Mỹ, sức mua ổn định của thị trường EU và dư địa gia tăng thị phần ở Trung Quốc.
Kể từ khi được đưa vào thực thi, Hiệp định CPTPP đã tạo lực đẩy xuất khẩu cho nhiều ngành hàng của Việt Nam, trong đó có hàng thủy sản. Thống kê của VASEP cho biết, 4 tháng đầu năm, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Mexico tăng liên tục.
Quý I/2023, các sản phẩm mực, bạch tuộc của Việt Nam được xuất khẩu sang 43 thị trường, so với 47 thị trường của cùng kỳ năm 2022. Trong đó, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc là 3 thị trường nhập khẩu mực lớn nhất của Việt Nam.
Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương nhận định, xuất khẩu thủy sản Việt Nam thời gian tới sẽ đối mặt với nhiều khó khăn bởi sức ép cạnh tranh lớn từ các nước cung cấp khác. Song, bức tranh xuất khẩu thủy sản vẫn có những điểm sáng, khi FTA Việt Nam và Israel được hoàn tất.
Ở năm 2018, Australia là thị trường nhập khẩu thủy sản đứng thứ 9 của Việt Nam. Kể từ 2019, khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, sau 4 năm, tới 2022, Australia đã trở thành thị trường đơn lẻ đứng thứ 6 về nhập khẩu thủy sản Việt Nam.
Hàn Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của sản phẩm tôm Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm Việt sang thị trường này đang thực hiện theo cơ chế hạn ngạch, nếu ngoài hạn ngạch, thì mức thuế nhập khẩu có thể lên tới 20%.
Dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, tính đến giữa tháng 3/2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,4 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ. Tính chung 3 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 1,85 tỷ USD, giảm 27% so với cùng kỳ.
Trong tháng 2/2023, có nhiều thị trường tăng mạnh nhập khẩu cá tra của Việt Nam, trong đó có Trung Quốc, Anh, Colombia, Đức, Singapore... Đặc biệt, có một số thị trường đã tăng trưởng đột phá 3 con số như Arập Xê út, Bồ Đào Nha, Iraq...
Theo thông tin từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 2 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường nói chung có dấu hiệu giảm, song, xuất khẩu sang các thị trường nhỏ như Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha hay EU lại rất khả quan.
Tham gia Hội chợ Quốc tế Thực phẩm và Đồ uống Foodex Japan, nhiều nông sản thế mạnh của Việt Nam như: hoa quả đóng hộp các loại, trái cây đông lạnh đóng hộp, hạt điều, hạnh nhân, đậu phộng, hạt tiêu, quế, hồi... đã thu hút đông đảo doanh nghiệp và người tiêu dùng Nhật Bản tham quan, giao dịch.
Hiện Việt Nam mới chỉ có 104 chỉ dẫn địa lý, một con số rất nhỏ bé so với tiềm năng sản xuất nông sản của cả quốc gia. Các logo về chỉ dẫn địa lý bằng hình ảnh thiết kế chưa tạo được ấn tượng. Điều đó cho thấy đầu tư cho hình ảnh nông sản Việt chưa kỹ càng.