Hồ Chí Minh,

Thị trường Anh ưa chuộng nhiều loại trái cây Việt Nam

Định Khang  19/06/2023 10:32

Lô vải không hạt đầu tiên vừa có mặt tại thị trường Anh và trở thành quả đặc sản thứ 4 của Việt Nam, sau bưởi đỏ Tân lạc, bưởi Diễn Yên Thủy và cam Cao Phong (Hòa Bình) được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này trong năm 2023.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa cho biết, toàn bộ quá trình từ lúc xuất hàng tại vườn ở Việt Nam đến khi bày bán sản phẩm tại Anh chỉ kéo dài 36 giờ, gồm thời gian đóng gói hàng và vận chuyển từ Việt Nam, thông quan và phân phối đến nhà bán lẻ ở Anh.

Cũng theo Sở Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, lô vải không hạt lần này được thu hoạch và đóng gói ở Ngọc Lặc (Thanh Hóa) vào chiều tối ngày 14/6 và giữ lạnh trong 36-48 tiếng. Lô hàng hoàn thành thủ tục kiểm dịch bay tại sân bay Nội Bài và vận chuyển trên chuyến bay thẳng Hà Nội-London của Hãng hàng không Vietnam Airlines đến London chiều ngày 15/6 theo giờ địa phương. Sau đó, hàng được thông quan và về kho của TT Meridian vào sáng 16/6.


Lô vải không hạt đầu tiên vừa có mặt tại thị trường Anh và trở thành quả đặc sản thứ 4 của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này

Kết quả kiểm định chất lượng cũng cho thấy, sản phẩm có vị ngọt đặc trưng của vải thiều, cùi mọng, giòn và đặc biệt là không có hạt, phù hợp với người tiêu dùng Anh và châu Âu. Ưu điểm lớn nhất là quả không hạt đáp ứng được những thị trường xuất khẩu cao cấp nhất. Thuận lợi nữa là quả vải không sâu cuống, quả mọng nước, cần ít công chăm sóc mà rất kinh tế.

Lô vải không hạt nói trên do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nông nghiệp Công nghệ cao Hồ Gươm-Sông Âm trồng tại Ngọc Lặc (Thanh Hóa) và được công ty TT Meridian nhập khẩu vào Anh. TT Meridian là doanh nghiệp chuyên phân phối vải thiều và nông sản Việt Nam tại Anh.

Mặc dù giá bán lẻ vải không hạt vào khoảng 16-18 bảng Anh/kg (khoảng 480.000-540.000 VND) và cao hơn vải thường từ 3-4 bảng Anh nhưng công ty vẫn quyết định thử nghiệm nhập loại trái cây đặc sản này để đánh giá nhu cầu thị trường, sau khi đã có kết quả kiểm định chất lượng cho thấy sản phẩm có vị ngọt đặc trưng của vải thiều, cùi mọng, giòn và đặc biệt là không có hạt, phù hợp với người tiêu dùng Anh và châu Âu.


Hiệp định CPTPP hứa hẹn sẽ mang lại lợi ích nhiều mặt cho quan hệ song phương Việt Nam - Vương quốc Anh, gỡ bỏ các rào cản thương mại và hỗ trợ hai nước tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng của nhau

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, Quý I/2023 giá trị hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Anh đạt gần 1,4 tỷ USD, trong đó có các loại trái cây và thủy sản. Riêng cá ngừ tăng gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo nhu cầu của thị trường 67 triệu người tiêu dùng này có thể dần hồi phục trong nửa cuối năm nay, đi liền với cơ hội của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này sẽ tăng thêm.

Như thông tin ở trên, vải là loại quả thứ tư, sau bưởi đỏ Tân lạc, bưởi Diễn Yên Thủy và cam Cao Phong (Hòa Bình) được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Anh và được người tiêu dùng Anh ưa chuộng nhờ chất lượng vượt trội cùng mức giá hợp lý.

Anh Ben Harword - người tiêu dùng tại Anh cho biết: "Tôi thích mua trái cây Việt Nam vì tươi ngon, chất lượng tốt mà giá cả lại không quá đắt đỏ".

Tuy có sự tăng trưởng trong thương mại song phương, hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Vương quốc Anh hiện nay mới chỉ chiếm chưa tới 1% nhu cầu nhập khẩu của thị trường. Kết quả này vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng hợp tác giữa hai nước.

Tháng 3 vừa qua, Vương quốc Anh đã hoàn thành đàm phán gia nhập Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với sự hỗ trợ từ phía Việt Nam.

Sự gia nhập này hứa hẹn sẽ mang lại lợi ích nhiều mặt cho quan hệ song phương Việt Nam - Vương quốc Anh, gỡ bỏ các rào cản thương mại và hỗ trợ hai nước tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng của nhau.

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/thi-truong-anh-ua-chuong-nhieu-loai-trai-cay-viet-nam-95938.html

Tin cùng chuyên mục   
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các giải pháp chống hàng giả toàn diện ứng dụng chuyển đổi số của Vina CHG, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc sản phẩm được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo kết nối cung cầu công nghệ lần thứ 5 năm 2023 vừa mới được tổ chức tại Long An nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2023.
Tem chống hàng giả hay tem chống giả là giải pháp được phát triển để ngăn ngừa nguy cơ bị sao chép, làm giả cho các sản phẩm chính hãng, giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tem chống hàng giả được cấu thành từ 2 yếu tố chính là công nghệ chống hàng giả và tính pháp lý của con tem.
Tin tức mới nhất
Lực lượng quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra địa điểm chứa trữ hàng hóa của Tiktoker Phan Thủy Tiên, thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Zenpali, địa chỉ tầng 1, CT3, Toà nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tạm giữ trên 10.000 lọ nước hoa nhập lậu.