Xuất khẩu thủy sản trong nửa đầu năm 2023 giảm hơn 27% so với cùng kỳ, đạt gần 4,2 tỷ USD. Kỳ vọng vào sự phục hồi trong nửa cuối năm, hiện nay, các doanh nghiệp đang nỗ lực các giải pháp để thúc đẩy lượng tiêu thụ tại các thị trường lớn.
Sau khi giảm gần 30% trong 5 tháng, xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm kỳ vọng vào tiêu thụ từ Mỹ, sức mua ổn định của thị trường EU và dư địa gia tăng thị phần ở Trung Quốc.
Kể từ khi được đưa vào thực thi, Hiệp định CPTPP đã tạo lực đẩy xuất khẩu cho nhiều ngành hàng của Việt Nam, trong đó có hàng thủy sản. Thống kê của VASEP cho biết, 4 tháng đầu năm, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Mexico tăng liên tục.
Bộ Công Thương cho biết, kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 5 phục hồi tích cực, tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu tiếp tục chịu ảnh hưởng từ những khó khăn trong sản xuất và sự sụt giảm đơn hàng xuất khẩu, thêm vào đó là giá hàng hoá xuất khẩu giảm.
Ấn Độ dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng việc nhập khẩu các nguyên phụ liệu cho hoạt động sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, trong đó, chú trọng gia tăng nhập khẩu nhóm hàng nông thủy sản, gia vị, nhóm hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp...
Quý I/2023, các sản phẩm mực, bạch tuộc của Việt Nam được xuất khẩu sang 43 thị trường, so với 47 thị trường của cùng kỳ năm 2022. Trong đó, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc là 3 thị trường nhập khẩu mực lớn nhất của Việt Nam.
Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương nhận định, xuất khẩu thủy sản Việt Nam thời gian tới sẽ đối mặt với nhiều khó khăn bởi sức ép cạnh tranh lớn từ các nước cung cấp khác. Song, bức tranh xuất khẩu thủy sản vẫn có những điểm sáng, khi FTA Việt Nam và Israel được hoàn tất.
Trong bối cảnh thị trường thế giới tương đối ảm đạm, Canada vẫn là điểm sáng nhờ triển vọng thị trường khá khả quan. Song, xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo sẽ đối diện với nhiều thách thức, có nguy cơ bị sụt giảm thị phần. Do vậy, doanh nghiệp cần lưu ý chú trọng về chất lượng sản phẩm cũng như năng lực cạnh tranh.
Ở năm 2018, Australia là thị trường nhập khẩu thủy sản đứng thứ 9 của Việt Nam. Kể từ 2019, khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, sau 4 năm, tới 2022, Australia đã trở thành thị trường đơn lẻ đứng thứ 6 về nhập khẩu thủy sản Việt Nam.
Hàn Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của sản phẩm tôm Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm Việt sang thị trường này đang thực hiện theo cơ chế hạn ngạch, nếu ngoài hạn ngạch, thì mức thuế nhập khẩu có thể lên tới 20%.
Dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, tính đến giữa tháng 3/2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,4 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ. Tính chung 3 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 1,85 tỷ USD, giảm 27% so với cùng kỳ.
Trong tháng 2/2023, có nhiều thị trường tăng mạnh nhập khẩu cá tra của Việt Nam, trong đó có Trung Quốc, Anh, Colombia, Đức, Singapore... Đặc biệt, có một số thị trường đã tăng trưởng đột phá 3 con số như Arập Xê út, Bồ Đào Nha, Iraq...
Theo thông tin từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 2 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường nói chung có dấu hiệu giảm, song, xuất khẩu sang các thị trường nhỏ như Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha hay EU lại rất khả quan.
Tháng 1/2023, Nhật Bản là một trong số ít các thị trường nhập khẩu cá ngừ truyền thống của Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt.
Việt Nam đã đi trước và có công nghệ hiện đại trong chế biến sản phẩm thủy sản, do vậy, đại diện doanh nghiệp Ấn Độ khuyến nghị doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn nghiên cứu tìm hiểu cơ hội đầu tư hoặc mở nhà máy chế biến thủy sản tại Ấn Độ.
Mexico và Việt Nam là hai thị trường khá tương đồng với nhau. Nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam có nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường đông dân thứ 11 trên thế giới, nhất là sau khi Hiệp định CPTPP đi vào thực thi.