Hồ Chí Minh,
Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Tây Ban Nha trong năm 2022, đạt 113,55 nghìn tấn, trị giá xấp xỉ 269 triệu EUR (tương đương 287 triệu USD), tăng 21,6% về lượng và tăng 78,9% về trị giá so với năm 2021.
Tham gia Hội chợ Quốc tế Thực phẩm và Đồ uống Foodex Japan, nhiều nông sản thế mạnh của Việt Nam như: hoa quả đóng hộp các loại, trái cây đông lạnh đóng hộp, hạt điều, hạnh nhân, đậu phộng, hạt tiêu, quế, hồi... đã thu hút đông đảo doanh nghiệp và người tiêu dùng Nhật Bản tham quan, giao dịch.
Khi xúc tiến xuất khẩu trực tiếp trên nền tảng thương mại điện tử vấn đề quan trọng nhất doanh nghiệp cần lưu ý là chuẩn bị nhân lực sẵn sàng cho hoạt động xuất khẩu này. Bên cạnh đó là ngôn ngữ, nhân sự kỹ thuật chăm sóc các gian hàng...
Dư địa cho xuất khẩu thực phẩm, thực phẩm chế biến của Việt Nam vào các thị trường châu Á, châu Phi và châu Đại Dương còn rất lớn. Tuy nhiên, để chinh phục được các thị trường này cần chú trọng đến tính bền vững cũng như nắm bắt những thay đổi thị hiếu tiêu dùng.
Sáng 28/2, tại Hà Nội, Chương trình Hộ chiếu Logistics thế giới đã phối hợp với Bộ Công Thương và Đại sứ quán Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) tổ chức Hội nghị trao đổi về sáng kiến Hộ chiếu Logistics thế giới và khả năng tăng cường hợp tác Việt Nam - UAE trong lĩnh vực logistics.
Ngành điều Việt Nam cần chiến lược bài bản để khai thác tối đa giá trị thương hiệu quốc gia. Làm được điều này, Hiệp hội, doanh nghiệp cần tập trung xây dựng thương hiệu, coi đây là giải pháp cần thiết và cấp bách, phải có thương hiệu thì sản phẩm điều Việt Nam mới có giá trị cao và tìm được chỗ đứng vững chắc trên bản đồ thế giới.
Hiện Việt Nam mới chỉ có 104 chỉ dẫn địa lý, một con số rất nhỏ bé so với tiềm năng sản xuất nông sản của cả quốc gia. Các logo về chỉ dẫn địa lý bằng hình ảnh thiết kế chưa tạo được ấn tượng. Điều đó cho thấy đầu tư cho hình ảnh nông sản Việt chưa kỹ càng.