Hồ Chí Minh,

Có kết quả kinh doanh "hụt hơi", FE Credit lỗ trong 6 tháng cuối năm 2021

Định Khang  03/03/2022 08:35

Trái với kỳ vọng về hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ sôi động và tăng trưởng, nhiều công ty tài chính, trong đó có FE Credit, một công ty nhiều năm liền được ví như "con gà đẻ trứng vàng" cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đang cho thấy dấu hiệu áp lực cạnh tranh cao, kinh doanh "hụt hơi" và lợi nhuận suy giảm theo thời gian.

6 tháng cuối năm 2021, FE Credit chỉ báo lỗ và lỗ

Có thể thấy mức độ hấp dẫn của các công ty tài chính tiêu dùng đã bớt đi khá nhiều trong bối cảnh đại dịch. Trong đó, lĩnh vực cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (mã VPB) là Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (FE Credit) sau biến động cổ đông, đang cho thấy dấu hiệu kinh doanh suy giảm.

Cụ thể, FE Credit sau nhiều năm đứng đầu về lợi nhuận thì nay đã ngậm ngùi nhường vị trí đầu bảng cho công ty tài chính khác, thậm chí năm 2021 còn là một năm vất vả của FE Credit khi: Khách hàng thẻ giảm 40%, lỗ 2 quý liên tiếp, cho vay và nợ xấu tăng vọt.

Ngày 10/11/2021, Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chính thức đổi tên thành Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC sau khi VPBank thực hiện chuyển nhượng 49% vốn điều lệ cho SMBC Consumer Finance, chuyển nhượng 1% cho Chứng khoán Bản Việt để giảm sở hữu từ 100% về còn 50% vốn điều lệ và vẫn thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính vào công ty mẹ VPBank.

FE Credit lỗ, FE Credit, hoạt động VPbank

Trái với kỳ vọng sau khi bán vốn cho cổ đông Nhật Bản, hoạt động công ty tài chính sẽ tăng trưởng nhờ kinh nghiệm của cổ đông chiến lược, nguồn vốn giá rẻ từ đối tác, nhà đầu tư lại chứng kiến hoạt động kinh doanh đi xuống và thậm chí lỗ trong 6 tháng cuối năm và đẩy mạnh lập dự phòng cho hoạt động cho vay tiêu dùng.

Theo đó, trong 6 tháng đầu năm, hoạt động công ty tài chính của VPBank ghi nhận tổng doanh thu 10.894,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau dự phòng là 1.161,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết thúc năm tài chính, hoạt động công ty tài chính lại chỉ ghi nhận tổng doanh thu là 20.201,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau dự phòng là 609,7 tỷ đồng.

Như vậy, ước tính trong 6 tháng cuối năm 2021, hoạt động công ty tài chính của VPBank đã lỗ khoảng 551,5 tỷ đồng. Ngoài ra, trong 6 tháng cuối năm 2021, hoạt động công ty tài chính tiếp tục ghi nhận chi phí dự phòng thêm 5.580,7 tỷ đồng, nâng tổng chi phí dự phòng trong năm 2021 lên 11.114,7 tỷ đồng, cao hơn 1.634,5 tỷ đồng so với năm 2020.

Kết thúc năm tài chính, hoạt động công ty tài chính ghi nhận doanh thu giảm gần 10% về 20.201,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau dự phòng giảm 83,6% về 609,7 tỷ đồng.

Có thể thấy doanh thu suy giảm, tăng chi phí dự phòng đã kiến bức tranh tài chính của FE Credit lao dốc trong năm 2021.

Điều đáng nói, bức tranh về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành lại hoàn toàn trái ngược so với FE Credit.

Cụ thể, tại HD Saison (công ty con của HDBank trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng) liên tục báo cáo kết quả kinh doanh khả quan và tăng trưởng mặc dù trải qua hai năm ảnh hưởng của đại dịch.

Cụ thể, xét về doanh thu, năm 2020, doanh thu tăng 16,5% lên 4.476 tỷ đồng, năm 2021 tăng 4,6% lên 4.682 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, xét về lợi nhuận, công ty duy trì mức lợi nhuận ổn định trong nhiều năm như năm 2019 lợi nhuận trước thuế đạt 1.040 tỷ đồng, năm 2020 đạt 1.001 tỷ đồng và năm 2021 đạt 1.001 tỷ đồng.

Ngoài ra, biên lãi thuần (NIM) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của nhóm 3 công ty tài chính tiêu dùng đang có sự thay đổi rõ rệt khi HD Saison tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng và cải thiện hiệu quả. Ngược lại, FE Credit đang có dấu hiệu chững lại và suy giảm theo thời gian.

Nếu như năm 2019, NIM của FE Credit đạt 30% thì tới 6 tháng đầu năm 2021 chỉ còn 26,9%; ROE năm 2019 của FE Credit đạt 29,6% nhưng 6 tháng đầu năm 2021 chỉ còn 12%. Đặc biệt, 6 tháng cuối năm 2021, FE Credit báo lỗ, hệ số NIM và ROE dự báo có thể giảm mạnh so với các doanh nghiệp trong ngành ghi nhận mức lãi ổn định.

Nợ xấu thì chưa hạ nhiệt mà áp lực cạnh tranh ngày một gia tăng từ các đối thủ

Bên cạnh kết quả kinh doanh lao dốc, tỷ lệ nợ xấu tại FE Credit đã tăng lên 8,2% và tổng tài sản có vấn đề, bao gồm nợ nhóm 2, nợ xấu và dư nợ tái cơ cấu, ở mức 15,7 nghìn tỷ đồng, tương đương 24% tổng dư nợ của FE Credit thì thị phần của FE Credit cũng đang có dấu hiệu bị các đối thủ cạnh tranh giành mất.

Cụ thể, theo báo cáo KQKD của HDBank, tính tới tháng 12/2021, thị phần cho vay xe máy của HD Saison đã giữ 34%, cao nhất thị trường, tiếp theo là FE Credit giữ 24% thị phần, Home Credit giữ 15% thị phần và còn lại thuộc về các công ty khác.

Ngoài ra, FE Credit còn đối mặt với sự lớn mạnh của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng như F88. Trong đó, F88 liên tục gọi vốn thành công ở nhiều quỹ đầu tư, từ đó thúc đẩy quá trình mở rộng mạng lưới và hệ thống cầm đồ F88 trên toàn quốc, đe doạ tới hoạt động cho vay tiêu dùng của các doanh nghiệp lâu năm.

Trong tháng 1/2022, F88 cho biết đã huy động khoản vay 10 triệu USD, tương đương khoảng 230 tỷ đồng từ Lendable Group, đây là khoản vay giúp công ty tiếp tục đẩy nhanh mở rộng mạng lưới, chuyển đổi kỹ thuật số và đầu tư vào nguồn nhân lực. Trước đó, trong 9 lần huy động trái phiếu năm 2021, F88 đã huy động được tổng cộng khoảng 900 tỷ đồng trái phiếu.

Mới đây nhất, F88 và Thế Giới Di Động đã hợp tác cùng cung cấp dịch vụ cho vay tiền mặt…

Có thể thấy, bên cạnh những công ty tài chính tiêu dùng trong ngành đang lớn mạnh theo thời gian như HD Saison, Home Credit …còn có các đối thủ tiềm năng có sự hậu thuận từ các quỹ đầu tư lớn, điều này cho thấy áp lực cạnh tranh ngày một gia tăng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng, theo đó làm giảm mạnh NIM và ROE của FE Credit trong những năm qua và tiếp tục là thách thức không nhỏ tới FE Credit trong tương lai gần.

Theo Bắc Anh/VnMedia

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/co-ket-qua-kinh-doanh-hut-hoi-fe-credit-lo-trong-6-thang-cuoi-nam-2021-21051.html

Tin cùng chuyên mục   
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các giải pháp chống hàng giả toàn diện ứng dụng chuyển đổi số của Vina CHG, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc sản phẩm được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo kết nối cung cầu công nghệ lần thứ 5 năm 2023 vừa mới được tổ chức tại Long An nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2023.
Tem chống hàng giả hay tem chống giả là giải pháp được phát triển để ngăn ngừa nguy cơ bị sao chép, làm giả cho các sản phẩm chính hãng, giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tem chống hàng giả được cấu thành từ 2 yếu tố chính là công nghệ chống hàng giả và tính pháp lý của con tem.
Tin tức mới nhất
Lực lượng quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra địa điểm chứa trữ hàng hóa của Tiktoker Phan Thủy Tiên, thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Zenpali, địa chỉ tầng 1, CT3, Toà nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tạm giữ trên 10.000 lọ nước hoa nhập lậu.