Khi nói đến việc in các vật như giấy bạc ngân hàng hoặc hộ chiếu, bạn muốn sử dụng một kỹ thuật không dễ sao chép. Các nhà khoa học Thụy Sĩ đã phát triển một công nghệ như vậy, công nghệ này in bằng cách lấy đi vật liệu thay vì lưu lại vật liệu (mực in).
Nghiên cứu này được đứng đầu bởi nghiên cứu sinh Tiến sĩ Sebastian Mader và Giáo sư Olivier Martin. Nhóm nghiên cứu tại viện nghiên cứu EPFL ban đầu bắt đầu phát triển một loại vật liệu hấp thụ hoàn toàn ánh sáng.
Những gì họ nghĩ ra là một chất nền Plexiglass trong suốt được phủ một lớp nhôm ở dưới cùng, magie florua ở giữa và chrome ở trên (trên bề mặt). Mỗi lớp chỉ dày vài nanomet, và sự kết hợp này thực sự hấp thụ tất cả các bước sóng ánh sáng, dẫn đến cái được coi là màu đen "hoàn hảo".
Tuy nhiên, Martin tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu ông sử dụng tia laser để loại bỏ lớp chrome. Khi làm như vậy, ông phát hiện ra rằng các lớp magie florua và nhôm còn lại tạo thành một tấm gương có độ phản chiếu cao.
Lần lượt loại bỏ các lớp đó để lộ Plexiglass trong suốt. Do đó, khi một tờ giấy màu được đặt trên mặt sau của Plexiglass, màu nền đó sẽ hiện rõ.
Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng bằng cách kiểm soát chính xác thời gian tiếp xúc với ánh sáng laser, có thể không chỉ có được màu đen hoàn hảo mà còn tạo ra sự chuyển trạng thái tinh tế giữa các màu (chẳng hạn như một phần màu đen, một phần được phản chiếu).
Trên thực tế, bằng cách sử dụng một chất nền mỏng, linh hoạt, trong suốt thay cho Plexiglass, người ta hy vọng rằng công nghệ này có thể được sử dụng trong các ứng dụng và chống hàng giả trong tương lai.