Hồ Chí Minh,

HawaExpo 2023: Cú huých trong xúc tiến thương mại ngành chế biến gỗ

Định Khang  10/02/2023 14:21

Từ 22-25/2/2023, Hội chợ xuất khẩu đồ gỗ và nội thất (HawaExpo) sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, hứa hẹn tạo nên cú hích trong công tác xúc tiến thương mại cho ngành chế biến gỗ Việt Nam năm nay.

Chiều 9/2, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh tổ chức gặp gỡ báo chí thông tin về tổ chức Hội chợ xuất khẩu đồ gỗ và nội thất - HawaExpo 2023.

Theo Ban tổ chức, đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi các hội chợ nội thất lớn nhất trong khu vực châu Á, kéo dài từ Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc… Hội chợ có không gian triển lãm lên đến hơn 28.000m2, với 1.600 gian hàng, gần 200 nhà sản xuất nội thất xuất khẩu hàng đầu tham gia cùng hàng loạt hoạt động kết nối giao thương thiết thực, HawaExpo 2023 hứa hẹn tạo nên cú hích trong công tác xúc tiến thương mại cho ngành chế biến gỗ Việt Nam năm nay và xa hơn, là chinh phục mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD nội thất vào năm 2025.


HAWA đã ký kết hợp tác cùng Hiệp hội Du lịch TPHCM để tạo điều kiện tối đa cho khách mua hàng quốc tế đến với hội chợ

Điểm nhấn khiến HawaExpo 2023 chính là có sự tham gia đông đảo của các nhà sản xuất, xuất khẩu lớn trong top các doanh nghiệp xuất khẩu lớn của Việt Nam như: AA Corporation, Interwood, Sanyang, Lâm Việt, Đại Thành, Tiến Đạt, Trường Thành, An Cường, Woodslands, Scansia Pacific...

Tại đây, nhà mua hàng được gặp gỡ trực tiếp với đại diện các nhà máy lớn, có khả năng cung ứng hàng đầu về chất lượng lẫn số lượng sản phẩm nội thất cho thị trường các nước.

Song song với gặp gỡ tại hội chợ, sau lễ bế mạc, từ ngày 25 đến ngày 28/2, Ban tổ chức còn triển khai các tour tham quan nhà máy giúp nhà mua hàng quốc tế có thêm cơ hội tiếp cận trực tiếp, đánh giá quy mô của các nhà máy sản xuất lớn tại TP. Hồ Chí Minh cùng các tỉnh lân cận.

Chia sẻ tại buổi gặp gỡ báo chí, ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tin tưởng, Hội chợ xuất khẩu đồ gỗ và nội thất - HawaExpo 2023 sẽ là kênh xúc tiến thương mại hiệu quả giúp các doanh nghiệp ngành gỗ giới thiệu, quảng bá, phát triển thương hiệu sản phẩm, tạo cơ hội giao lưu, hợp tác, mở rộng các kênh phân phối, cũng như tiếp cận trực tiếp các nhà phân phối trên thị trường để hợp tác.

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại, trong thời gian qua, Cục Xúc tiến thương mại đã tích cực phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương trên cả nước triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ ngành gỗ và Lâm sản đẩy mạnh công tác phát triển thị trường, xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam thông qua các Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, Chương trình Thương hiệu quốc gia, Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực thiết kế, phát triển sản phẩm.

Thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm lớn cả trong và ngoài nước, trong nhiều năm, sản phẩm của ngành gỗ và lâm sản Việt Nam đã duy trì sự hiện diện tại các sự kiện xúc tiến thương mại hàng đầu thế giới của ngành gỗ như: Hội chợ Las Vegas, Hội chợ Highpoint tại Hoa Kỳ, Hội chợ nội thất và quà tặng tại EU...

Theo ông Allan Kjaer - Giám đốc Phát triển kinh doanh Fine Scandinavia, dù tăng trưởng chậm trong năm 2022 nhưng Việt Nam vẫn là điểm đến lý tưởng của các nhà mua hàng nội thất quốc tế. Hội chợ lần này chính là cơ hội kết nối giao thương để các doanh nghiệp nội thất Việt lấy lại đà tăng trưởng. Vì vậy, Công ty Fine Scandinavia đã chuẩn bị rất chu đáo để mang đến HawaExpo 2023 những thiết kế mới nhất; đồng thời dành không gian cho khách hàng có thể kết nối trực tiếp với đội ngũ thiết kế, phát triển sản phẩm… để có thể nắm bắt nhu cầu và kết nối với khách hàng.

Theo Ban Tổ chức, đến nay, có gần 1.000 khách đăng ký tham quan hội chợ qua website và App từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó: Mỹ chiếm 20%, châu Âu chiếm 10%; Trung Đông 20%; các nước ASEAN chiếm 20% và các nước còn lại (Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ…) chiếm 30%.

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/hawaexpo-2023-cu-huych-trong-xuc-tien-thuong-mai-nganh-che-bien-go-94806.html

Tin cùng chuyên mục   
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các giải pháp chống hàng giả toàn diện ứng dụng chuyển đổi số của Vina CHG, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc sản phẩm được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo kết nối cung cầu công nghệ lần thứ 5 năm 2023 vừa mới được tổ chức tại Long An nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2023.
Tem chống hàng giả hay tem chống giả là giải pháp được phát triển để ngăn ngừa nguy cơ bị sao chép, làm giả cho các sản phẩm chính hãng, giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tem chống hàng giả được cấu thành từ 2 yếu tố chính là công nghệ chống hàng giả và tính pháp lý của con tem.
Tin tức mới nhất
Lực lượng quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra địa điểm chứa trữ hàng hóa của Tiktoker Phan Thủy Tiên, thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Zenpali, địa chỉ tầng 1, CT3, Toà nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tạm giữ trên 10.000 lọ nước hoa nhập lậu.