Hồ Chí Minh,

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trong các vụ việc phòng vệ thương mại

Định Khang  16/12/2022 21:17

Với các vụ khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp xử lý hiệu quả thông qua các hoạt động đa dạng, góp phần nâng cao hiệu quả của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong bối cảnh xung đột thương mại, xung đột địa chính trị giữa một số nước diễn biến phức tạp kéo theo xu thế bảo hộ thương mại tại nhiều nước tiếp tục duy trì, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại, góp phần nâng cao hiệu quả của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Đây là nội dung được Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông tin tại Hội thảo cung cấp thông tin về các vụ việc đã xử lý phòng vệ thương mại do Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 16/12.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trong các vụ việc phòng vệ thương mại
Hội thảo cung cấp thông tin về các vụ việc đã xử lý phòng vệ thương mại do Cục Phòng vệ thương mại

Ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho biết, năm 2022 hoạt động thương mại quốc tế chịu nhiều tác động từ ảnh hưởng của dịch bệnh, xung đột thương mại, quân sự, kéo theo các chi phí nhiều loại hàng hóa đầu vào, chi phí vận tải tăng cao; nhiều quốc gia tiếp tục duy trì cách biện pháp cách ly, giãn cách xã hội gây gián đoạn chuỗi cung ứng.

Bối cảnh đó đã tác động trực tiếp tới các hoạt động về phòng vệ thương mại trong nước. Cụ thể một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục là đối tượng bị điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại; gia tăng các vụ việc điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của Việt Nam. Bên cạnh đó, hoạt động của một số ngành sản xuất trong nước có sự biến động dẫn đến việc cần xem xét khả năng sử dụng các biện pháp phòng vệ đối với hàng nhập khẩu.

Cũng theo ông Trung, Việt Nam là quốc gia có quy mô xuất khẩu tăng trưởng mạnh thời gian qua (trở thành nền kinh tế có quy mô xuất khẩu đứng thứ 20 trên thế giới). Vì vậy, số lượng các vụ việc áp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam gia tăng nhanh chóng. Riêng trong 11 tháng đầu năm 2022, các nước đã tiến hành điều tra 16 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Trong các vụ việc này, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp xử lý hiệu quả thông qua các hoạt động đa dạng. Điển hình như trong vụ Hoa Kỳ rà soát thuế chóng bán phá giá đối với cá tra-basa và tôm của Việt Nam với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu không bị áp thuế; Hoa Kỳ giảm thuế chóng bán phá giá với sản phẩm mật ong của Việt Nam; Mexico áp dụng thuế chóng bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm thép mạ của Việt Nam với mức thuế tương đối thấp; Philippines chấm dứt việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với xi măng nhập khẩu, chuyển sang áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm của Việt Nam với nhiều doanh nghiệp có mức thuế thấp.

Những kết quả này đã góp phần duy trì tăng trưởng xuất khẩu, nhất là sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Canada…

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trong các vụ việc phòng vệ thương mại
Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trong các vụ việc phòng vệ thương mại

Song Phó Cục trưởng Chu Thắng Trung cũng lưu ý, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý để hạn chế các vụ việc phòng vệ thương mại. Các quốc gia thường xuyên khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại là Hoa Kỳ, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ; số vụ việc do EU khởi xướng có xu hướng giảm, tuy nhiên đây vẫn là khu vực quan tâm đặc biệt tới hoạt động phòng vệ thương mại, do đó doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý về truy xuất nguồn gốc, cạnh tranh về giá cả và đặc biệt phải thận trọng với hàng chuyển tải, lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại từ nước thứ ba để giảm thiểu rủi ro không cần thiết.

Trong năm 2022, Việt Nam cũng đã điều tra phòng vệ thương mại đối với nhiều mặt hàng. Cụ thể, trong tháng 9/2022 đã áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm bàn ghế nội thất; chấm dứt áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm phân bón DAP/MAP. Tháng 8/2022, áp dụng biện pháp chống lẩn tránh đối với một số sản phẩm đường mía, áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm vật liệu hàn và tiếp tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hình chữ H...

“Đối với hoạt động nhập khẩu, Bộ Công Thương không khởi xướng điều tra vụ việc phòng vệ thương mại mới nhưng dựa trên kết quả điều tra theo quy định pháp luật đã quyết định áp dụng 3 biện pháp phòng vệ thương mại, ngừng áp dụng 2 biện pháp phòng vệ thương mại và tiến hành rà soát việc áp dụng 7 biện pháp phòng vệ thương mại. Đây là công cụ để bảo đảm môi trường thương mại công bằng, nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực của hàng nhập khẩu đến sản xuất trong nước”, Phó Cục trưởng khẳng định.

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/ho-tro-doanh-nghiep-xuat-khau-trong-cac-vu-viec-phong-ve-thuong-mai-94451.html

Tin cùng chuyên mục   
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các giải pháp chống hàng giả toàn diện ứng dụng chuyển đổi số của Vina CHG, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc sản phẩm được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo kết nối cung cầu công nghệ lần thứ 5 năm 2023 vừa mới được tổ chức tại Long An nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2023.
Tem chống hàng giả hay tem chống giả là giải pháp được phát triển để ngăn ngừa nguy cơ bị sao chép, làm giả cho các sản phẩm chính hãng, giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tem chống hàng giả được cấu thành từ 2 yếu tố chính là công nghệ chống hàng giả và tính pháp lý của con tem.
Tin tức mới nhất
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.
Đồng loạt tiến hành kiểm tra hàng chục điểm bán hàng thuộc hệ thống Lamson 10K nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy, Ba Đình, Nam Từ Liêm (thành phố Hà Nội), lực lượng Quản lý thị trường đã thu giữ nhiều sản phẩm dao cạo râu giả mạo nhãn hiệu và có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Gillette - nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Cụ thể, ngày 06/11/2023, Đội QLTT số 10, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa phối hợp cùng Đội cảnh sát Kinh tế và môi trường – Công an huyện Hoằng Hóa đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất giấy Đạt Phát; địa chỉ: SN 18, đường TL 510B, Thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Trọng Hải làm chủ cơ sở.
Thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá, Đội Quản lý thị trường số 1 đã phối hợp với đại diện chủ thể quyền của nhãn hiệu HONDA và YAMAHA là Công ty Luật TNHH Phạm và Liên doanh liên tiếp kiểm tra 5 cơ sở kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ của Công ty Honda và Công ty YAMAHA.