Hồ Chí Minh,

Thủ tướng tham dự Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2023

Định Khang  15/06/2023 16:51

Chiều 14/6, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan tổ chức Diễn đàn cấp cao, Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2023


Khai mạc Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2023 có sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và lãnh đạo các Bộ, ngành


Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu bấm nút khai mạc Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2023


Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2023


Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tham dự Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2023

Phát biểu khai mạc, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cho biết, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Nghị quyết 29) của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã xác định mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam là mô hình dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; coi phát triển công nghiệp chế tạo, chế biến là then chốt.

Đồng thời, xác định chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là các quá trình chuyển đổi then chốt, là những phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, chiến lược, lâu dài và quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá; doanh nghiệp trong nước bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân là động lực chính, chủ đạo; doanh nghiệp FDI có vai trò quan trọng, đột phá trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đồng thời, Nghị quyết đã đề ra các quan điểm, mục tiêu tổng quát và 24 mục tiêu cụ thể, 10 nhóm nhiệm vụ và giải pháp.

“Để triển khai thực hiện Nghị quyết 29, Bộ Chính trị đã ban hành Kế hoạch số 13-KH/TW ngày 28/11/2022; đồng thời, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang tích cực chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành xây dựng Nghị quyết của Chính phủ để triển khai thực hiện Nghị quyết 29.

Vì vậy, để góp phần thúc đẩy thực hiện Nghị quyết 29, năm nay, Diễn đàn Công nghiệp 4.0 đã lựa chọn chủ đề của Phiên toàn thể là “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh tạo đột phá rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Quy mô của Diễn đàn bao gồm 1 Phiên toàn thể, 6 hội thảo chuyên đề và hoạt động triển lãm; có trên 2.000 đại biểu tham dự các hoạt động của Diễn đàn”, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cho biết.


Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu khai mạc Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2023

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị, trong phiên toàn thể cấp cao các đại biểu tập trung thảo luận tập trung vào các nội dung:

Thứ nhất, trao đổi, làm rõ kinh nghiệm của quốc tế về công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; cơ sở thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và rút ra các bài học kinh nghiệm, hàm ý chính sách đối với Việt Nam.

Thứ hai, làm rõ thực trạng chuyển đổi số và chuyển đổi xanh tại Việt Nam; những kết quả và hạn chế, tồn tại, nguyên nhân, nhất là các nguyên nhân chủ quan về tổ chức thực hiện.

Thứ ba, trao đổi, đề xuất những giải pháp, chính sách để thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp lớn nêu tại Nghị quyết 29; nhất là về các vấn đề liên quan đến chuyển đổi số và chuyển đổi xanh để tạo đột phá cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương đề nghị tập trung vào các nhóm nội dung như: Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; trong đó cần ưu tiên xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành về phát triển công nghiệp quốc gia và các lĩnh vực công nghiệp đặc thù như công nghiệp công nghệ số, công nghiệp quốc phòng, an ninh, năng lượng...

Tạo lập khung pháp luật cho phát triển sản xuất thông minh, mô hình nhà máy thông minh, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất thông minh; xây dựng lộ trình, hoàn thiện các cơ chế, chính sách cho thực hiện chuyển đổi năng lượng xanh, bền vững, phù hợp với xu thế của thế giới, bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia;

Rà soát, hoàn thiện chính sách khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn theo hướng không ưu đãi theo diện rộng, dàn trải đến các phân ngành công nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực được xác định theo tiêu chí phù hợp cho từng giai đoạn.

Bên cạnh đó, xây dựng và triển khai chương trình quốc gia về nâng cao năng lực độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của nền sản xuất Việt Nam đến năm 2045 (Make in Việt Nam năm 2045) theo hướng chú trọng nâng cao tự chủ về nguyên liệu, công nghệ, sản xuất và thị trường, tăng cường năng lực sáng tạo và thiết kế, phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều công nghệ, có giá trị gia tăng cao và các ngành công nghiệp phát thải carbon thấp; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào đổi mới, hấp thụ và làm chủ công nghệ, nhất là công nghệ lõi, công nghệ nguồn; ưu tiên nguồn lực và có cơ chế, chính sách khuyến khích đủ mạnh để phát triển những lĩnh vực ưu tiên của các ngành công nghiệp nền tảng;

Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục cơ cấu lại ngành dịch vụ dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; về phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thúc đẩy đô thị hóa nhanh và bền vững, gắn kết chặt chẽ và tạo động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

Phát triển các thành phần kinh tế nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa; về chính sách tài chính, tín dụng thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; về quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả đi đôi với bảo vệ và phát triển thị trường trong nước

Trưởng Ban Kinh Tế Trung ương khẳng định, trên cơ sở kết quả Diễn đàn Công nghiệp 4.0 lần này, Ban Kinh tế Trung ương sẽ tổng hợp các ý kiến gửi các cơ quan và địa phương phục vụ quá trình xây dựng các Nghị quyết, Chương trình hành động, Đề án triển khai thực hiện Nghị quyết của các cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương.

Một số hình ảnh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban kinh tế trung ương Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên và lãnh đạo các Bộ, ngành tại Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2023:



Thủ tướng tham dự Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2023

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/thu-tuong-tham-du-dien-dan-cap-cao-va-trien-lam-quoc-te-ve-cong-nghiep-40-nam-2023-95919.html

Tin cùng chuyên mục   
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các giải pháp chống hàng giả toàn diện ứng dụng chuyển đổi số của Vina CHG, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc sản phẩm được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo kết nối cung cầu công nghệ lần thứ 5 năm 2023 vừa mới được tổ chức tại Long An nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2023.
Tem chống hàng giả hay tem chống giả là giải pháp được phát triển để ngăn ngừa nguy cơ bị sao chép, làm giả cho các sản phẩm chính hãng, giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tem chống hàng giả được cấu thành từ 2 yếu tố chính là công nghệ chống hàng giả và tính pháp lý của con tem.
Tin tức mới nhất
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.
Đồng loạt tiến hành kiểm tra hàng chục điểm bán hàng thuộc hệ thống Lamson 10K nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy, Ba Đình, Nam Từ Liêm (thành phố Hà Nội), lực lượng Quản lý thị trường đã thu giữ nhiều sản phẩm dao cạo râu giả mạo nhãn hiệu và có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Gillette - nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Cụ thể, ngày 06/11/2023, Đội QLTT số 10, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa phối hợp cùng Đội cảnh sát Kinh tế và môi trường – Công an huyện Hoằng Hóa đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất giấy Đạt Phát; địa chỉ: SN 18, đường TL 510B, Thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Trọng Hải làm chủ cơ sở.