Hồ Chí Minh,
Vấn nạn hàng giả, gian lận thương mại... vẫn đang diễn ra hàng ngày với nhiều thủ đoạn tinh vi, khó đoán định. Do vậy, trong cuộc chiến chống hàng giả trên môi trường thương mại điện tử nói riêng không chỉ cần sự vào cuộc tích cực hơn nữa của các cơ quan chức năng mà còn cần sự chung tay của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Lực lượng QLTT cả nước đã liên tiếp phát hiện nhiều vụ vi phạm lớn liên quan đến hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đang của người tiêu dùng. Tạp chí Quản lý thị trường tổng hợp và giới thiệu tới bạn đọc một số sự vụ nổi bật tuần qua!
Với mô hình liên kết doanh nghiệp và người dân cùng bảo tồn và phát triển giống sâm quý Ngọc Linh, đồng bào Xơ Đăng, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã có cuộc sống khấm khá hơn trước rất nhiều. Nhiều bản làng đã “thay da đổi thịt” với đầy đủ hệ thống điện, đường, trường, trạm...
Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, năm 2021, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đã ban hanh Quyết định số 888 về thực hiện công tác này. Sau hai năm triển khai, nhiều đường dây, ổ nhóm, tụ điểm về hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ đã được lực lượng QLTT triệt phá.
Buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại luôn là vấn nạn nhức nhối của toàn xã hội. Thực trạng này xảy ra ở nhiều phân khúc thị trường, từ nông thôn đến thành thị, đặc biệt là trong các cửa hàng tạp hóa, cơ sở kinh doanh tại các phiên chợ vùng sâu, vùng xa, trà trộn vào cả những trung tâm thương mại khu vực miền núi, biên giới, hải đảo.
Tới đây, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) sẽ kiểm soát hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trên thương mại điện tử; phối hợp, tổ chức thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của các sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Trước vấn nạn kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên không gian mạng ngày một phức tạp, nhiều giải pháp đã được triển khai. Tuy nhiên, đến nay, hiệu quả vẫn chưa thật sự được như mong muốn. Ðể góp phần giải quyết hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… ngoài sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, việc ứng dụng công nghệ số trên môi trường thương mại điện tử (TMÐT) là một yêu cầu cấp thiết.
Những năm gần đây, tình hình kinh doanh, mua bán hàng hóa trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok... đang ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa... gây nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tới đây, lực lượng QLTT sẽ rà soát, xây dựng cơ cấu tổ chức nằm trong cơ quan Tổng cục có chức năng tham mưu, thực thi nhiệm vụ quản lý, giám sát các hoạt động kinh doanh trên môi trường mạng. Trong trường hợp cần thiết, phối hợp với các đầu mối để cung cấp, chia sẻ dữ liệu phục vụ công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên thương mại điện tử.