Hồ Chí Minh,

Ứng dụng công nghệ số trong phòng, chống hàng giả

Quỳnh Phương  27/02/2023 09:09

Trước vấn nạn kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên không gian mạng ngày một phức tạp, nhiều giải pháp đã được triển khai. Tuy nhiên, đến nay, hiệu quả vẫn chưa thật sự được như mong muốn. Ðể góp phần giải quyết hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… ngoài sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, việc ứng dụng công nghệ số trên môi trường thương mại điện tử (TMÐT) là một yêu cầu cấp thiết.

Cùng với mặt tích cực giúp người dân thuận tiện trong mua sắm, thương mại điện tử đang đặt ra nhiều thách thức trong kiểm soát hàng hóa gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái. (Ảnh MINH HÀ)

Không phủ nhận, kinh doanh TMÐT là kênh phát triển kinh tế đầy tiềm năng trong giai đoạn 4.0, bởi, những hình ảnh quảng cáo về hàng hóa trên nền tảng mạng xã hội rất hấp dẫn để kích thích người tiêu dùng.

Tuy nhiên, đã có trường hợp khi hàng được giao lại không thể sử dụng được, hoặc không đúng với những gì khách hàng đã chọn mua online trước đó...

Nhức nhối nạn hàng giả, hàng kém chất lượng trên sàn TMĐT

Chỉ cần lướt trên nhiều sàn TMÐT như Lazada, Shopee hay các trang cá nhân trên facebook, người dùng dễ dàng tìm thấy những chai nước hoa hàng hiệu nổi tiếng thế giới như Chanel, Hermès, Gucci… hay giày Nike, Adidas có giá chưa đến 200.000 đồng, trong khi giá hàng chính hãng cao hơn rất nhiều lần.

Ngoài ra, nhiều sản phẩm như: quần áo, kính mắt, đồng hồ, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng… in chữ hoặc logo thương hiệu của các hãng thời trang nổi tiếng thế giới… được rao bán với giá rẻ "không tưởng" so với hàng chính hãng. Các trang mạng vi phạm đã quảng cáo sai sự thật, và gây hiểu lầm về xuất xứ hàng hóa cho khách hàng…

Nhiều hiện tượng các đơn vị kinh doanh thương mại điện tử không có địa điểm kho hàng cố định, chỉ thông tin giao dịch và bán hàng cho khách, sau đó có thể đánh sập mạng để xóa dấu vết.

Theo khảo sát, mặc dù người tiêu dùng hài lòng với sự tiện dụng của TMÐT như: nhanh chóng, tiện lợi... Tuy nhiên, phần lớn vẫn lo ngại về việc mua phải sản phẩm kém chất lượng hoặc không hài lòng về mức giá niêm yết trên các kênh mua sắm. Bởi lẽ, bản chất của việc bán hàng trên mạng là người bán và người mua không gặp mặt nhau.

Các thủ đoạn được các đối tượng sử dụng như: lập nhiều tài khoản facebook và chạy quảng cáo, ảnh chụp sản phẩm tương đối chuyên nghiệp và không có địa chỉ, số điện thoại hoặc địa chỉ chung chung, khi khách hàng hỏi thì chỉ nhận inbox (nhắn tin riêng); một số người nổi tiếng thường xuyên chia sẻ, livestream và đăng các bài quảng cáo các sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng. Trong khi đó, các chủ thể tham gia bán, chào bán hàng hóa là hàng giả, hàng nhập lậu, hàng cấm chủ yếu là các cơ sở nhỏ lẻ hoặc cá nhân, thậm chí là học sinh, sinh viên...

Theo Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), hiện nay tình hình buôn lậu, hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên cả nước không giảm, nhất là các loại hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tình hình buôn bán hàng giả trong hoạt động TMÐT có xu hướng tăng do nguyên nhân chủ yếu là hệ thống văn bản pháp luật liên quan chưa theo kịp với sự phát triển của công nghệ, các mô hình, phương thức kinh doanh mới, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe.

Phần lớn sản phẩm bị làm giả, làm nhái đều tập trung vào các thương hiệu nổi tiếng, được nhiều người tiêu dùng tin tưởng, thuộc mọi lĩnh vực gồm thực phẩm, thực phẩm chức năng, quần áo, giày dép, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, thiết bị điện tử…

Tùy vào loại sản phẩm bị làm giả mà mức độ gây thiệt hại sẽ khác nhau, trong đó, nghiêm trọng hơn cả là gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Mặt khác, theo ý kiến của các doanh nghiệp, tình trạng buôn bán hàng giả, hàng nhái kéo dài sẽ "giết chết" các doanh nghiệp chân chính đồng thời quyền lợi của người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Sự cần thiết việc ứng dụng công nghệ số trong chống hàng giả

Liên quan vấn đề ứng dụng công nghệ số trong chống hàng giả, ông Nguyễn Viết Hồng, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Vina CHG cho biết, nhận thấy những tác hại của nạn sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng nhái, từ năm 2008, Công ty Vina CHG đã bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra thị trường các giải pháp chống hàng giả mang tính pháp lý để bảo vệ thương hiệu cho các doanh nghiệp và tập đoàn trong và ngoài nước. Hỗ trợ các cơ quan chức năng điều tra, phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm hàng giả, hàng nhái, góp phần đem lại môi trường kinh doanh lành mạnh.

Ðến nay, sau 15 năm hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ thương hiệu, chống hàng giả, Vina CHG đã xây dựng được hệ thống sản phẩm-dịch vụ, tạo nên một hệ sinh thái trong việc đưa ra thị trường các giải pháp chống hàng giả, toàn diện, bảo đảm pháp lý.

Hiện công ty có năm giải pháp cốt lõi, bao gồm: Ứng dụng chống hàng giả công nghệ cao trên tem, bao bì; Phần mềm Vinacheck chống hàng giả tích hợp quản trị sản phẩm, hàng hóa; Hỗ trợ kết nối xử lý hàng giả, hàng nhái; Truyền thông chống hàng giả đa kênh (Offline-Online) và In ấn bao bì sản phẩm tích hợp chống giả.

Ðặc biệt, với phần mềm Vinacheck tích hợp công nghệ chống giả và quản trị hàng hóa sẽ giúp doanh nghiệp quản lý được hoạt động kinh doanh, bán hàng, truy vết đường đi của sản phẩm trong chuỗi cung ứng, từ đó gia tăng hiệu suất quản lý, nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu vi phạm nếu có. Ðây là phần mềm được Vina CHG xây dựng và phát triển phục vụ cho mục tiêu hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số trong công tác chống hàng giả nói riêng và kinh doanh nói chung cho các doanh nghiệp. Trong các giải pháp cốt lõi Vina CHG đưa ra thị trường, tem chống hàng giả công nghệ cao mang tính pháp lý là giải pháp trực tiếp nhất để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái.

Việc sử dụng tem chống giả với các công nghệ chống giả tiên tiến mà Vina CHG đang cung cấp như công nghệ SMS, công nghệ truy xuất thông tin QR Code, công nghệ 5S, Hologram 3D+, Hologram 3M, công nghệ VSI… không chỉ giúp người tiêu dùng dễ dàng kiểm tra, xác thực sản phẩm chính hãng mà còn là căn cứ hỗ trợ các cơ quan quản lý trong việc phát hiện, điều tra, xử lý hàng giả, hàng nhái. Có thể nói, hệ sinh thái của Vina CHG sẽ góp phần hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số trong công tác chống hàng giả cho cả ba đối tượng: các doanh nghiệp, cơ quan quản lý và người tiêu dùng.

Theo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực TMÐT, những năm tới, tỷ lệ gian lận trên TMÐT sẽ càng diễn biến phức tạp. Do vậy, cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp cần làm tốt công tác quản lý và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực chống hàng giả, hàng kém chất lượng.

Bởi, trên thực tế, việc áp dụng chuyển đổi số trong chống hàng giả là một trong những bước đi quan trọng để doanh nghiệp nâng cấp công nghệ chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu và loại bỏ các loại hàng hóa giả mạo, hàng kém chất lượng.

Các doanh nghiệp thông qua các công cụ, giải pháp chống hàng giả nền tảng số được đồng bộ với dữ liệu của doanh nghiệp sẽ giúp kiểm soát được lưu thông hàng hóa trên thị trường, truy vết đường đi của sản phẩm, truy xuất thông tin bán hàng, nhanh chóng phát hiện các trường hợp bị giả mạo, cũng như có các căn cứ để giải quyết khi các sự cố xảy ra.

Bên cạnh đó, các ứng dụng công nghệ trong chống hàng giả như SMS, truy xuất nguồn gốc… cũng giúp người tiêu dùng dễ dàng tra cứu thông tin chính xác về nguồn gốc của sản phẩm, tra cứu giá sản phẩm, tra cứu hệ thống đại lý chính thức phân phối sản phẩm của doanh nghiệp… và xác thực hàng chính hãng nhanh chóng, chính xác.

Ðồng thời, việc ứng dụng các công nghệ chống giả, công nghệ số sẽ giúp minh bạch thông tin sản phẩm hàng hóa; thuận lợi cho công tác quản lý, hỗ trợ đắc lực cho công tác chống gian lận thương mại, giúp các cơ quan thực thi truy cập thông tin nhanh chóng và chính xác, phát hiện, loại bỏ những sản phẩm hàng giả, hàng kém chất lượng, góp phần bảo vệ người tiêu dùng.

Link gốc: https://nhandan.vn/ung-dung-cong-nghe-so-trong-phong-chong-hang-gia-post740581.html

Tin cùng chuyên mục   
AI có thể giúp người tiêu dùng xác định sản phẩm giả bằng cách phân tích các điểm và mẫu dữ liệu khác nhau để phân biệt nhanh chóng và chính xác sản phẩm thật với hàng giả. 
Ngày 2/6/2023, tại “Hội thảo về các quy định pháp luật và giải pháp chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu trên môi trường thương mại điện tử” do Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Cà Mau, Cục Quản lý thị trường Cà Mau phối hợp với Công ty CP Phát triển Khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) tổ chức, các doanh nghiệp đã kiến nghị nhiều giải pháp chống hàng giả trên môi trường thương mại điện tử.
Áp dụng công nghệ chống giả lên bao bì, tích hợp phần mềm thông minh Vinacheck để nhận biết, quản lý hệ thống bán hàng, truy vết đường đi sản phẩm, hỗ trợ quảng bá thương hiệu và chăm sóc khách hàng hiệu quả là những tính năng ưu việt của giải pháp bao bì chống giả thông minh được Công ty CP Phát triển khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) đưa ra thị trường.
Bao bì giấy hay bao bì thân thiện là xu hướng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tiêu dùng hàng hóa hiện nay.
Nhu cầu về các giải pháp chống hàng giả trong những năm gần đây đã tăng lên rất nhiều do hàng giả đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến trên thị trường toàn cầu. Vậy các ngành hàng trên thế giới đang chống giả bằng cách nào?
Tin tức mới nhất
Lực lượng quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra địa điểm chứa trữ hàng hóa của Tiktoker Phan Thủy Tiên, thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Zenpali, địa chỉ tầng 1, CT3, Toà nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tạm giữ trên 10.000 lọ nước hoa nhập lậu.