Hồ Chí Minh,

"60% bugi mua trên mạng là hàng giả"

Quỳnh Phương  04/10/2019 10:41

Đó là kết luận của Phòng Công nghiệp ô tô liên bang Australia (FCAI) sau khi nhập cuộc điều tra cùng với các nhà sản xuất ô tô lớn.

"60% bugi mua trên mạng là hàng giả"
Không dễ phân biệt phụ tùng thật và giả bằng mắt thường

Cuộc điều tra do Phòng Công nghiệp ô tô liên bang Australia (FCAI) thực hiện cùng với các nhà sản xuất ô tô đã phát hiện ra rằng phần lớn – 60% – trong tổng số hàng trăm bugi mà họ mua trên mạng là hàng giả.

Đáng báo động hơn, rất khó phân biệt chúng với hàng thật nếu chỉ nhìn bằng mắt thường. Nhiều cái trông rất "nuột", thậm chí còn được in mác Honda, Nissan, Mazda và Toyota. Giám đốc FCAI – ông Tony Weber cho biết: "Chúng tôi đã đưa bugi và cả bao bì cho các chuyên gia thẩm định; ngay cả họ cũng khó chỉ ra sự khác biệt. Bạn sẽ không thể biết đó là hàng giả, cho đến khi quá muộn."

"60% bugi mua trên mạng là hàng giả"
Bugi thật bên trái, hàng giả bên phải

Dù bugi giả trông giống hệt hàng thật, nhưng chúng được làm bằng vật liệu kém chất lượng và kết cấu không tốt. Có thể thấy rõ điều nay khi cắt nửa bugi ra xem bên trong. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ngay cả khi làm vậy cũng khó phân biệt thật giả.

Hiển nhiên là bugi giả gây ảnh hưởng đến tính năng vận hành và có thể làm hỏng động cơ. FCAI cho biết, bugi giả, chất lượng kém có thể đánh lửa kém, khiến xe khó nổ máy, và gây tốn nhiên liệu hơn. Chúng cũng có thể bị quá nhiệt và làm tụt công suất động cơ, đặc biệt là khi xe tăng tốc đột ngột hoặc chở nặng. Tình trạng quá nhiệt kéo dài có thể khiến bugi chảy, dẫn tới hỏng hóc nghiêm trọng ở động cơ.

Gần đây, cơ quan chức năng Australia còn phát hiện nhiều loại phụ tùng giả khác, như la-zăng bị vỡ ngay khi xe đi qua ổ gà, má phanh làm bằng sợi amiăng và lọc dầu không có khả năng bảo vệ động cơ. Thậm chí, còn có má phanh được làm bằng cỏ ép.

FCAI không nêu tên các trang web bán bugi giả, nhưng cho biết cơ quan chức năng Australia đang phối hợp với các nền tảng mua bán trực tuyến để loại bỏ và cấm cửa các tài khoản bán hàng giả. Cách tốt nhất để tránh mua phải phụ tùng giả là mua ở các đại lý chính hãng, các cửa hàng phụ tùng ô tô lớn và các nhà bán lẻ trực tuyến hợp pháp, có uy tín.

Nhật Minh
Theo Carscoops/Dân trí 

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/60-bugi-mua-tren-mang-la-hang-gia-12144.html

Tin cùng chuyên mục   
AI có thể giúp người tiêu dùng xác định sản phẩm giả bằng cách phân tích các điểm và mẫu dữ liệu khác nhau để phân biệt nhanh chóng và chính xác sản phẩm thật với hàng giả. 
Ngày 2/6/2023, tại “Hội thảo về các quy định pháp luật và giải pháp chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu trên môi trường thương mại điện tử” do Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Cà Mau, Cục Quản lý thị trường Cà Mau phối hợp với Công ty CP Phát triển Khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) tổ chức, các doanh nghiệp đã kiến nghị nhiều giải pháp chống hàng giả trên môi trường thương mại điện tử.
Áp dụng công nghệ chống giả lên bao bì, tích hợp phần mềm thông minh Vinacheck để nhận biết, quản lý hệ thống bán hàng, truy vết đường đi sản phẩm, hỗ trợ quảng bá thương hiệu và chăm sóc khách hàng hiệu quả là những tính năng ưu việt của giải pháp bao bì chống giả thông minh được Công ty CP Phát triển khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) đưa ra thị trường.
Bao bì giấy hay bao bì thân thiện là xu hướng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tiêu dùng hàng hóa hiện nay.
Nhu cầu về các giải pháp chống hàng giả trong những năm gần đây đã tăng lên rất nhiều do hàng giả đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến trên thị trường toàn cầu. Vậy các ngành hàng trên thế giới đang chống giả bằng cách nào?
Tin tức mới nhất
Lực lượng quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra địa điểm chứa trữ hàng hóa của Tiktoker Phan Thủy Tiên, thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Zenpali, địa chỉ tầng 1, CT3, Toà nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tạm giữ trên 10.000 lọ nước hoa nhập lậu.