Hồ Chí Minh,

AkzoNobel Việt Nam mạnh tay xử lý nạn hàng giả, hàng nhái

Định Khang  22/06/2016 15:18

Hàng loạt vụ kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền SHHT các nhãn hàng của AkzoNobel Việt Nam được triệt phá trong thời gian qua đã cho thấy DN đến từ Hà Lan này đang quyết tâm chống lại nạn hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền SHTT ở Việt Nam.

Xử lý cửa hàng kinh doanh sơn giả mang nhãn hiệu DULUX tại Nam Định

Ngày 17/5/2016, Chi cục Quản lý thị trường Nam Định tiến hành kiểm tra cửa hàng kinh doanh sơn Minh Chiến, địa chỉ tại Đội 4 xã Trực Đại, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Thời điểm kiểm tra, tại cửa hàng đang bày bán các sản phẩm sơn mang nhiều nhãn hiệu khác nhau như TOA, Mykolor, DULUX,…Trong đó, toàn bộ các sản phẩm sơn mang nhãn hiệu DULUX, bao gồm 35 thùng sơn lót chống kiềm ngoại thất cao cấp loại 18L và 40 lon sơn nước ngoại thất siêu cao cấp loại 5L đều là hàng giả mạo nhãn hiệu. Chi cục Quản lý thị trường Nam Định đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa giả mạo nhãn hiệu nêu trên để xử lý theo quy định của pháp luật.

Phát hiện hai cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sơn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu Weathershield tại Hà Nội.
Phát hiện hai cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sơn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu Weathershield tại Hà Nội.

Ngày 30 tháng 3 năm 2016, Đội Quản lý thị trường số 14, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội tiến hành kiểm tra xưởng sản xuất của Công ty cổ phần sơn JYMEC Việt Nam, địa chỉ tại Cụm công nghiệp Di Trạch, Hoài Đức, Hà Nội. Tại thời điểm kiểm tra, Đội Quản lý thị trường số 14 phát hiện tại xưởng sản xuất này có 20 thùng sơn thành phẩm loại 5L và trên 1700 vỏ thùng các loại, trên đó có gắn nhãn hiệu Weathershield. Ngoài ra, tiến hành kiểm tra tại ba cơ sở kinh doanh của công ty này, Đội Quản lý thị trường số 14 phát hiện có trên 70 thùng sơn thành phẩm các loại do Công ty cổ phần sơn JYMEC Việt Nam sản xuất, trên vỏ thùng có in nhãn hiệu Weathershield.

Phát hiện hai cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sơn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu Weathershield tại Hà Nội.

 

Tiếp đó, ngày 31 tháng 5 năm 2016, Đội Quản lý thị trường số 12, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội tiến hành kiểm tra xưởng sản xuất của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại NEW PRO, địa chỉ tại đường Cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội. Tại thời điểm kiểm tra, Đội Quản lý thị trường số 12 phát hiện tại xưởng sản xuất này có 157 thùng sơn thành phẩm các loại và 80 vỏ thùng, trên đó có gắn nhãn hiệu Weathershield.

Phát hiện hai cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sơn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu Weathershield tại Hà Nội.

Điều đáng nói, Weathershield là nhãn hiệu đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền cho tập đoàn AkzoNobel và Công ty TNHH sơn AkzoNobel Việt Nam là chủ thể có quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu này tại Việt Nam. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh nêu trên mặc dù đều có nhãn hiệu riêng của mình xong không biết vì lý do vô tình hay cố ý đã nghiễm nhiên sử dụng kết hợp nhãn hiệu Weathershield với các nhãn hiệu của mình trên các sản phẩm sơn để đưa ra thị trường.

Hành vi sử dụng nhãn hiệu Weathershield mà không được sự cho phép của Công ty TNHH sơn AkzoNobel Việt Nam rõ ràng là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và do đó, toàn bộ số hàng hóa, bao gồm hàng thành phẩm và vỏ thùng mang nhãn hiệu Weathershield của cả Công ty cổ phần sơn JYMEC Việt Nam và Công ty cổ phần sản xuất và thương mại NEW PRO đều bị tạm giữ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Xử lý các cơ sở kinh doanh sơn, bột trét giả mạo nhãn hiệu DULUX, MAXILITE

Ngày 24/5/2016, Đội Quản lý thị trường Hóc Môn, Chi cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh của Công ty TNHH thương mại sơn Hưng Thịnh Việt, địa chỉ tại 39/4E Trần Văn Mười, Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh. Qua kiểm tra, Đội Quản lý thị trường Hóc Môn đã phát hiện và tạm giữ 13 thùng sơn mang nhãn hiệu MAXILITE, 09 thùng sơn mang nhãn hiệu DULUX và 05 bao bột trét mang nhãn hiệu DULUX có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu. Toàn bộ số hàng hóa này sau đó đã được Công ty TNHH sơn AKzoNobel Việt Nam, chủ sở hữu nhãn hiệu DULUX và MAXILITE xác nhận là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

Phát hiện hai cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sơn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu Weathershield tại Hà Nội.

Ngày 23 tháng 3 năm 2016, Đội Quản lý thị trường số 7, Chi cục Quản lý thị trường Tiền Giang đã phát hiện và xử lý 17 bao bột trét tường giả mạo nhãn hiệu DULUX tại Cửa hàng VLXD Đức Tín, địa chỉ tại ấp Mỹ Thành, Mỹ Phước, Tân Phước, Tiền Giang.

Phát hiện hai cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sơn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu Weathershield tại Hà Nội.

Trước đó, ngày 12 tháng 1 năm 2015, Đội Quản lý thị trường số 4, Chi cục Quản lý thị trường Bến Tre tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh và kho của Công ty TNHH MTV sơn Tân Tài Phát tại thành phố Bến Tre. Qua kiểm tra, Đội Quản lý thị trường số 4 đã phát hiện và xử lý 03 thùng sơn DULUX và 17 thùng sơn MAXILITE giả mạo nhãn hiệu đã được bảo hộ của Công ty TNHH sơn AKzoNobel Việt Nam.

Định Khang

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/akzonobel-viet-nam-manh-tay-xu-ly-nan-hang-gia-hang-nhai-517.html

Tin cùng chuyên mục   
AI có thể giúp người tiêu dùng xác định sản phẩm giả bằng cách phân tích các điểm và mẫu dữ liệu khác nhau để phân biệt nhanh chóng và chính xác sản phẩm thật với hàng giả. 
Ngày 2/6/2023, tại “Hội thảo về các quy định pháp luật và giải pháp chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu trên môi trường thương mại điện tử” do Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Cà Mau, Cục Quản lý thị trường Cà Mau phối hợp với Công ty CP Phát triển Khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) tổ chức, các doanh nghiệp đã kiến nghị nhiều giải pháp chống hàng giả trên môi trường thương mại điện tử.
Áp dụng công nghệ chống giả lên bao bì, tích hợp phần mềm thông minh Vinacheck để nhận biết, quản lý hệ thống bán hàng, truy vết đường đi sản phẩm, hỗ trợ quảng bá thương hiệu và chăm sóc khách hàng hiệu quả là những tính năng ưu việt của giải pháp bao bì chống giả thông minh được Công ty CP Phát triển khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) đưa ra thị trường.
Bao bì giấy hay bao bì thân thiện là xu hướng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tiêu dùng hàng hóa hiện nay.
Nhu cầu về các giải pháp chống hàng giả trong những năm gần đây đã tăng lên rất nhiều do hàng giả đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến trên thị trường toàn cầu. Vậy các ngành hàng trên thế giới đang chống giả bằng cách nào?
Tin tức mới nhất
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.