Hồ Chí Minh,

Alibaba hợp tác với Gucci trong cuộc chiến chống hàng giả

Định Khang  07/08/2017 16:34

Kering, tập đoàn sở hữu nhiều thương hiệu thời trang sang trọng của Pháp, vừa tuyên bố rằng họ sẽ hủy bỏ vụ kiện chống lại Alibaba. Bên cạnh đó, hai bên cũng sẽ hợp tác với nhau trong việc loại bỏ và ngăn chặn hàng giả, hàng nhái xuất hiện trên Alibaba.

Trong một tuyên bố được đưa ra gần đây, Kering – chủ sở hữu của thương hiệu Gucci và Saint Laurent – cho biết đã thành lập một nhóm công tác đặc biệt hợp tác cùng với Alibaba để chống lại những thương nhân bán hàng giả trên các trang web thương mại điện tử của Alibaba.

alibaba chống hàng giả

Thỏa thuận này là một bước đột phá lớn với Alibaba khi hãng này đang cố gắng thuyết phục các thương hiệu rằng họ sẽ tăng cường nỗ lực chống lại nạn hàng giả. Những cáo buộc về việc Alibaba bất lực hoặc không sẵn sàng hợp tác trong vấn đề tiêu diệt hàng giả, hàng bất hợp pháp xuất hiện nhiều trong thời gian trước và đỉnh điểm là vào năm 2015 khi Kering quyết định đâm đơn kiện hãng thương mại điện tử Trung Quốc tại Mỹ.

"Rõ ràng Alibaba muốn trở thành một người chơi chính trong thị trường cao cấp", nhà phân tích Luca Solca của hãng Exane BNP Paribas chia sẻ. "Để làm được điều này, họ cần phải cho những thương hiệu sang trọng thấy rằng họ sẵn sàng trong việc kiểm soát phân phối và giá cả".

Alibaba là hãng thương mại điện tử lớn nhất tại Trung Quốc với các trang web như Tmall và Taobao. Alibaba nắm hầu hết doanh thu từ thị trường thương mại điện tử Trung Quốc và khi nền kinh tế Trung Quốc trưởng thành họ phải chịu nhiều sức ép về việc mở rộng kinh doanh trên toàn cầu. Alibaba đã phải cố gắng rất nhiều để không còn bị gắn mắc là thiên đường của những món hàng giả, hàng nhái giá rẻ.

Kering không phải là hãng duy nhất than phiền về vấn đề hàng giả trên Alibaba. Hiệp hội May mặc và Giày dép Hoa Kỳ (bao gồm Levi Strauss & Co và Under Armour Inc là thành viên) cũng đã lên tiếng. Hồi tháng Một, Alibaba cũng đã đạt được thỏa thuận với Louis Vuitton của LVMH và các chủ thương hiệu về việc hợp tác chống hàng giả.

Đầu năm nay, tỷ phú, sáng lập Alibaba Jack Ma đã kêu gọi các nhà lập pháp Trung Quốc có những quy định mạnh tay hơn với những kẻ sản xuất và buôn bán hàng giả. Ông Ma cho rằng nên tăng mức án tù và phạt cho những đối tượng này. Bên cạnh đó, Ma cũng hợp tác với các chủ thương hiệu bao gồm Nike và Adidas nhằm gỡ bỏ giày, đồng hồ và túi xách giả, nhái khỏi Taobao.

Tháng trước, Amazon cũng đã ký thỏa thuận với Nike. Theo đó, Nike sẽ bán các sản phẩm của mình trên Amazon trong khi hãng thương mại điện tử sẽ lọc và loại bỏ các món hàng giả, hàng nhái thương hiệu Nike khỏi hệ thống.

Theo Bloomberg/GenK

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/alibaba-ho%cc%a3p-tac-voi-gucci-trong-cuo%cc%a3c-chien-chong-hang-gia%cc%89-859.html

Tin cùng chuyên mục   
AI có thể giúp người tiêu dùng xác định sản phẩm giả bằng cách phân tích các điểm và mẫu dữ liệu khác nhau để phân biệt nhanh chóng và chính xác sản phẩm thật với hàng giả. 
Ngày 2/6/2023, tại “Hội thảo về các quy định pháp luật và giải pháp chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu trên môi trường thương mại điện tử” do Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Cà Mau, Cục Quản lý thị trường Cà Mau phối hợp với Công ty CP Phát triển Khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) tổ chức, các doanh nghiệp đã kiến nghị nhiều giải pháp chống hàng giả trên môi trường thương mại điện tử.
Áp dụng công nghệ chống giả lên bao bì, tích hợp phần mềm thông minh Vinacheck để nhận biết, quản lý hệ thống bán hàng, truy vết đường đi sản phẩm, hỗ trợ quảng bá thương hiệu và chăm sóc khách hàng hiệu quả là những tính năng ưu việt của giải pháp bao bì chống giả thông minh được Công ty CP Phát triển khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) đưa ra thị trường.
Bao bì giấy hay bao bì thân thiện là xu hướng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tiêu dùng hàng hóa hiện nay.
Nhu cầu về các giải pháp chống hàng giả trong những năm gần đây đã tăng lên rất nhiều do hàng giả đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến trên thị trường toàn cầu. Vậy các ngành hàng trên thế giới đang chống giả bằng cách nào?
Tin tức mới nhất
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.