Hồ Chí Minh,

Áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Định Khang  21/04/2018 12:18

Hưởng ứng ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4), Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), Sở Khoa học và Công nghệ Bình Dương, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Dương phối hợp với Công ty Vina CHG vừa tổ chức Hội thảo "Sở hữu trí tuệ và giải pháp truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả" tại TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Công nghệ truy xuất nguồn gốc và dán tem chống hàng giả là giải pháp hữu hiệu đã được nhiều doanh nghiệp áp dụng gần đây
Công nghệ truy xuất nguồn gốc và dán tem chống hàng giả là giải pháp hữu hiệu đã được nhiều doanh nghiệp áp dụng gần đây

Ông Lê Tấn Cường – Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương – cho biết, vấn đề sở hữu trí tuệ hiện đang là mối quan tâm của cả thế giới và đóng vai trò quan trọng trong việc định hình, phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức. Mặc dù vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, nhưng công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam được nhiều cơ quan chức năng quan tâm, đồng thời có nhiều doanh nghiệp ý thức được giá trị của tài sản trí tuệ và chú tâm đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Theo ông Cường, Hội thảo là dịp để thảo luận về các vấn đề liên quan đến xác lập quyền sở hữu trí tuệ, xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, tìm giải pháp hiệu quả để chống lại vấn nạn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mà cụ thể là vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang lưu thông và diễn biến ngày càng phức tạp trên thị trường.

Dao cạo râu giả có mẫu mã, bao gói giống đến từng chi tiết hàng thật
Dao cạo râu giả có mẫu mã, bao gói giống đến từng chi tiết hàng thật

Ông Trần Giang Khuê, phụ trách Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hồ Chí Minh cho biết: Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2018 mang chủ đề "Tiếp sức cho những thay đổi – Phụ nữ với hoạt động đổi mới và sáng tạo". Tại hội thảo, ông Khuê đã chia sẻ  nhiều vấn đề thiết thực trong công tác xác lập quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp hiện nay. Cụ thể, không thể chỉ xét yếu tố vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng văn bản, giấy chứng nhận quyền mà còn cần xét cả thực tế áp dụng thương hiệu vào sản xuất, tiêu dùng.

Theo ông Khuê, trong thực tế, nhiều trường hợp khi xét trên giấy chứng nhận không có vấn đề gì, nhưng khi sử dụng thương hiệu lại xảy ra hiện tượng sao chép, cố ý gây nhầm lẫn. Thậm chí yếu tố đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp sở hữu thương hiệu hướng tới cũng có thể khiến cho việc xem xét có hay không việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Do vậy việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ có hay không hành vi xâm phạm quyền là công việc phức tạp, cần phân tích, xem xét nhiều yếu tố, không đơn giản chỉ là trên văn bản, giấy tờ.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho rằng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện nay đã trở thành vấn nạn, nạn nhân có sản phẩm, thương hiệu bị xậm hại thiệt hại rất lớn và không dễ để đòi quyền lợi. Đại diện một doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm cho rằng, tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện nay rất nghiêm trọng và diễn biến ngày càng phức tạp, mức độ vi phạm tinh vi. Nguyên nhân có một phần do các cơ quan chức năng quản lý thiết chặt chẽ, mặt khác khi doanh nghiệp phát hiện thương hiệu bị  "sao chép" gửi đến cơ quan chức năng thì khâu xử lý rất chậm, mức xử phạt quá nhẹ không tương xứng với hành vi "ăn cắp" chất xám của người khác.

Người tiêu dùng khó phân biệt bánh ORION giả với hàng thật vì bao gói giống nhau 
Người tiêu dùng khó phân biệt bánh ORION giả với hàng thật vì bao gói giống nhau 

Tại tỉnh Bình Dương, mỗi năm các cơ quan chức năng xử lý từ 30-35 vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hàng hóa bị xâm phạm gồm mỹ phẩm, gas, thực phẩm chế biến, bột ngọt, quần áo, giày dép, thuốc bảo vệ thực vật… Theo Chi cục QLTT tỉnh Bình Dương, tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, nhái thương hiệu trên địa bàn Bình Dương diễn ra còn phổ biến, mặc dù công tác kiểm tra và xử lý luôn được tăng cường.

Để triệt tiêu vấn nạn vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện nay, nhiều doanh nghiệp đề xuất các cơ quan thực thi pháp luật cần mạnh tay trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm. Tuyệt đối không cấp quyền sở hữu trí tuệ cho những sản phẩm mới có logo, hình ảnh, bao gói na ná nhau hoặc gần giống với sản phẩm đã được cấp quyền sở hữu trí tuệ trước đó nhằm để tránh gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp.

Ứng dụng phần mềm Vinacheck 4.0 để truy xuất nguồn gốc và tem chống hàng giả do Công ty Vina CHG cung cấp là một giải pháp mà nhiều doanh nghiệp đang áp dụng khá hiệu qủa trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. "Xu hướng tiêu dùng của khách hàng hiện đang hướng đến cách tiêu dùng thông minh. Nhiều người tiêu dùng cũng đã nhận thức và chọn sử dụng những sản phẩm thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng được sản xuất bởi doanh nghiệp có lương tâm với cộng đồng xã hội", Tổng giám đốc Công ty Vina CHG  Nguyễn Viết Hồng cho biết.

Trần Thế/Theo Báo Công Thương

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/ap-dung-cong-nghe-truy-xuat-nguon-goc-de-bao-ve-quyen-so-huu-tri-tue-1811.html

Tin cùng chuyên mục   
AI có thể giúp người tiêu dùng xác định sản phẩm giả bằng cách phân tích các điểm và mẫu dữ liệu khác nhau để phân biệt nhanh chóng và chính xác sản phẩm thật với hàng giả. 
Ngày 2/6/2023, tại “Hội thảo về các quy định pháp luật và giải pháp chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu trên môi trường thương mại điện tử” do Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Cà Mau, Cục Quản lý thị trường Cà Mau phối hợp với Công ty CP Phát triển Khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) tổ chức, các doanh nghiệp đã kiến nghị nhiều giải pháp chống hàng giả trên môi trường thương mại điện tử.
Áp dụng công nghệ chống giả lên bao bì, tích hợp phần mềm thông minh Vinacheck để nhận biết, quản lý hệ thống bán hàng, truy vết đường đi sản phẩm, hỗ trợ quảng bá thương hiệu và chăm sóc khách hàng hiệu quả là những tính năng ưu việt của giải pháp bao bì chống giả thông minh được Công ty CP Phát triển khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) đưa ra thị trường.
Bao bì giấy hay bao bì thân thiện là xu hướng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tiêu dùng hàng hóa hiện nay.
Nhu cầu về các giải pháp chống hàng giả trong những năm gần đây đã tăng lên rất nhiều do hàng giả đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến trên thị trường toàn cầu. Vậy các ngành hàng trên thế giới đang chống giả bằng cách nào?
Tin tức mới nhất
Lực lượng quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra địa điểm chứa trữ hàng hóa của Tiktoker Phan Thủy Tiên, thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Zenpali, địa chỉ tầng 1, CT3, Toà nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tạm giữ trên 10.000 lọ nước hoa nhập lậu.