Hồ Chí Minh,

Bán bia Hà Nội… kèm khói và chuyện người Việt tẩy chay thương hiệu

Định Khang  13/04/2019 11:38

Doanh nghiệp không chung tay bảo vệ môi trường, còn xả khói đen khiến cư dân sống xung quanh "nghẹt thở".

Câu chuyện mà Pháp luật Plus muốn đề cập trong bài viết này đó là công tác bảo vệ môi trường của mỗi doanh nghiệp trong thực tế hiện nay và sự tỉnh táo của người tiêu dùng trong tiêu dùng sản phẩm.

Xả khói lén lút khi trời tối

Năm 2018, sản lượng tiêu thụ bia Công ty CP Thương mại Bia Hà Nội (mã HAT) là 68,8 triệu lít, tăng  11,5% so với năm 2017.

Như vậy, có thể thấy việc người tiêu dùng tin tưởng vào chất lượng bia của HAT là rất lớn, bởi một phần vì thương hiệu, một phần vì biểu tượng của Hà Nội.

Công ty CP thương mại Bia Hà Nội, bia hà nội xả khói đen ô nhiễm môi trường
Cột khói đen ngòm xuất hiện từ phía trong Công ty CP thương mại Bia Hà Nội. (Ảnh cắt clip).

Tuy nhiên, ít ai có thể nhìn rộng rãi hơn việc chấp hành pháp luật của Bia Hà Nội trong việc tích cực kinh doanh tăng trưởng sản phẩm mà "bất chấp" nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

Từ việc cư dân ở tổ dân phố số 4 (phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội) phản ánh Bia Hà Nội địa chỉ 183 Hoàng Hoa Thám (phường Ngọc Hà, quận Ba Đình) vào buổi tối và đêm nhiều lần trong tháng xả khí thải gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân.

Theo người dân, thì việc làm này của Bia Hà Nội không chỉ diễn 1 lần mà là nhiều lần. Và bản thân chính quyền địa phương cũng thừa nhận việc làm này của Bia Hà Nội.

Ông Đặng Thành Công – Chủ tịch UBND phường Liễu Giai (Ba Đình, Hà Nội) cho biết: "Trước đây, nhà máy bia Hà Nội cũng đã có hiện tượng về môi trường, nhân dân cũng có phản ánh. Thời gian gần đây thì UBND phường chưa ghi nhận được. Hiện nhà máy bia cũng đã có lộ trình phải di dời theo quyết định của Thành phố".

Tháng 5/2018, người dân phản ánh tới Đường dây nóng của Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) phản ánh việc Bia Hà Nội ngày đêm xả khói bay ra bên ngoài, ngay lập tức cơ quan chức năng Sở TN&MT Hà Nội đã gửi văn bản số 36/HABECO.HHT ngày 18/5/2018 báo cáo kết quả xử lý của nhà máy bia.

Từ những dẫn chứng trên, thiết nghĩ cơ quan chức năng TP Hà Nội, cơ quan công an về môi trường cần nhanh chóng xử lý kịp thời những kiến nghị của nhân dân, yêu cầu phía Bia Hà Nội chấm dứt tình trạng xả khí thải ra môi trường.

sản lượng tiêu thụ bia, sản lượng bia hà nội 2018, sản lượng tiêu thụ bia hà nội 2018,
Năm 2018, sản lượng tiêu thụ bia của HAT là 68,8 triệu lít.

Trong năm 2019, Bộ Công thương sẽ tiến hành thanh tra hàng loạt đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp.

Nội dung thanh tra là việc chấp hành các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng tại đơn vị đối với công tác phòng, chống tham nhũng; hoạt động tài chính, ngân sách nhà nước; công tác đầu tư xây dựng; công tác tổ chức cán bộ; công tác xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Trong đó, có hai doanh nghiệp lớn nằm trong danh sách thanh tra hành chính: Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam và Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco).

Công ty CP Thương mại Bia Hà Nội (Habeco Trading) là Công ty con của Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội, có nhiệm vụ phân phối toàn bộ sản phẩm Bia hơi Hà Nội sản xuất tại 183 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội theo chiến lược kinh doanh chung của Tổng Công ty.

Năm 2018, Hội đồng quản trị Habeco cho biết sẽ thực hiện dự án di dời nhà máy 183 Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình), quy hoạch lại mặt bằng tại đây và nhà máy bia Hà Nội – Mê Linh và đầu tư dây chuyền chiết keg công suất 240 keg/giờ, hệ thống quản trị doanh nghiệp…

Tuy nhiên, đến nay đã là tháng 4/2019, kế hoạch này dường như vẫn chưa hoàn thành bởi nhà máy vẫn tiếp tục hoạt động "nhả khói" đen ra môi trường khiến người dân bất bình.

Để chủ động thông tin đa chiều sự việc, PV Pháp luật Plus đã chủ động tới địa chỉ 183 Hoàng Hoa Thám để liên hệ công tác với lãnh đạo Bia Hà Nội, tuy nhiên, nhiều bộ phận đơn vị này đã không tích cực phối hợp với Pháp luật Plus.

Tẩy chay sản phẩm vì "giết môi trường"

Câu chuyện doanh nghiệp gây ảnh hưởng môi trường một cách nặng nề, đáng bị lên án không còn là chuyện lạ ở Việt Nam. Nhưng việc người Việt cũng thể hiện quan điểm của mình bằng cách tẩy chay thương hiệu sản phẩm "giết môi trường", đó cũng là cách bảo vệ chính họ và môi trường họ đang sinh sống.

Tháng 9/2008, Công ty Vedan bị phát hiện xả nước thải "chui" ra sông Thị Vải. Ngày 7/12/2009, Viện Tài nguyên và Môi trường cùng với nông dân các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP HCM và đại diện Vedan đã có cuộc họp nhằm xác định mức độ gây ô nhiễm của công ty này.

doanh nghiệp bị tẩy chay, gây ô nhiêm môi trường, doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường,
Doanh nghiệp bị tẩy chay khi "giết môi trường". Ảnh minh hoạ Báo Tiền Phong.

Theo thống kê, bán kính vùng ô nhiễm do Công ty Vedan gây ra có phạm vi 10 km dọc bờ sông Thị Vải. Tại khu vực này, nước sông bị ô nhiễm nặng nề, nước có màu đen hôi, cá chết hàng loạt…

Giữa năm 2010, hàng loạt siêu thị, chợ và người tiêu dùng đã đồng loạt tẩy chay các sản phẩm của Công ty Vedan. Lý do là vì công ty này đầu độc môi trường và không chịu bồi thường cho người dân.

Sau đó, Vedan đã cam kết bồi thường 100% thiệt hại ở Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP HCM với số tiền gần 220 tỷ đồng. Cụ thể, người dân Đồng Nai nhận gần 120 tỷ đồng; Bà Rịa – Vũng Tàu nhận hơn 53,6 tỷ đồng và TP HCM nhận hơn 45,7 tỷ đồng. Ngày 12/11, việc bồi thường này mới được hoàn thành.

coca cola việt nam trốn thuế
Sau nhiều nỗ lực đấu tranh của phía Việt Nam, đến năm 2013 Coca-Cola Việt Nam đã bắt đầu báo lãi và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Chính phủ Việt Nam (Ảnh minh họa)

Nghi án trốn thuế. Tháng 5/2013, sau gần 20 năm đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, Coca-Cola đối mặt với chiến dịch tẩy chay của người tiêu dùng khi dính nghi án trốn thuế, chuyển giá.

Cụ thể, trong các báo cáo trước đó của đơn vị này luôn luôn là điệp khúc thua lỗ. Tuy nhiên, Coca-Cola Việt Nam vẫn liên tục đầu tư mở rộng kinh doanh. Điều này khiến nhiều người nghi ngờ rằng, Coca-Cola khai thua lỗ để trốn thuế.

Thông tin trên đã gây ra một làn sóng phản đối trong dư luận Việt và tẩy chay thương hiệu Coca-Cola.

Trên đây chỉ là 2 ví dụ nhỏ và dường như người tiêu dùng Việt đã dần ý thức được quyền "tẩy chay" của mình đối với những sản phẩm của doanh nghiệp gây ảnh hưởng tới sức khỏe, môi trường và lợi ích xã hội.

Trả lời trên báo Bảo vệ Pháp luật, bà Phạm Thu Hương, Giám đốc công ty CP truyền thông Vklink phân tích: "Khi người tiêu dùng quyết định "tẩy chay", không sử dụng hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp thường xuất phát từ những nguyên nhân như: sản phẩm kém chất lượng; quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường; sản phẩm chứa chất độc hại… Tuy nhiên, người tiêu dùng cần có cái nhìn thông thái khi quyết định tẩy chay doanh nghiệp".

Đừng vì lợi nhuận quay lưng với môi trường

Tại Diễn đàn "Doanh nghiệp Việt Nam với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững" diễn ra tại Hà Nội tháng 3/2019.

Đánh giá thực trạng môi trường hiện nay, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường cho biết: "Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự thay đổi về hành vi và nhận thức của người tiêu dùng nói riêng và xã hội nói chung đã tạo ra cả áp lực và động lực mới cho doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội trong công tác bảo vệ môi trường.

Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực môi trường, đổi mới công nghệ sản xuất, quy trình sản xuất, phương thức quản lý để đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức được vấn đề bảo vệ môi trường".

TS Tô Văn Trường từng đưa ra quan điểm trên báo chí rất rõ như sau: Nếu chỉ vì lợi nhuận trước mắt mà quay lưng lại với môi trường, các doanh nghiệp sẽ tự đào thải trên con đường phát triển và hội nhập của đất nước. Bài học của Vedan rất  đáng để cho các doanh nghiệp suy ngẫm.

Câu chuyện phát triển thương hiệu và tuân thủ pháp luật Việt Nam đối với các doanh nghiệp là kim chỉ nam duy nhất tạo niềm tin với người tiêu dùng. Nếu vì lợi nhuận mà "lách" luật, tiết giảm chi phí trong xử lý môi trường, thì bài học bị tẩy chay thương hiệu là điều sẽ xảy ra với bất kỳ doanh nghiệp nào không tuân thủ "luật chơi".

Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin.

Chí Kiên – Thanh Bình/Theo PhapluatPlus

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/ban-bia-ha-noi-kem-khoi-va-chuyen-nguoi-viet-tay-chay-thuong-hieu-4150.html

Tin cùng chuyên mục   
AI có thể giúp người tiêu dùng xác định sản phẩm giả bằng cách phân tích các điểm và mẫu dữ liệu khác nhau để phân biệt nhanh chóng và chính xác sản phẩm thật với hàng giả. 
Ngày 2/6/2023, tại “Hội thảo về các quy định pháp luật và giải pháp chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu trên môi trường thương mại điện tử” do Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Cà Mau, Cục Quản lý thị trường Cà Mau phối hợp với Công ty CP Phát triển Khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) tổ chức, các doanh nghiệp đã kiến nghị nhiều giải pháp chống hàng giả trên môi trường thương mại điện tử.
Áp dụng công nghệ chống giả lên bao bì, tích hợp phần mềm thông minh Vinacheck để nhận biết, quản lý hệ thống bán hàng, truy vết đường đi sản phẩm, hỗ trợ quảng bá thương hiệu và chăm sóc khách hàng hiệu quả là những tính năng ưu việt của giải pháp bao bì chống giả thông minh được Công ty CP Phát triển khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) đưa ra thị trường.
Bao bì giấy hay bao bì thân thiện là xu hướng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tiêu dùng hàng hóa hiện nay.
Nhu cầu về các giải pháp chống hàng giả trong những năm gần đây đã tăng lên rất nhiều do hàng giả đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến trên thị trường toàn cầu. Vậy các ngành hàng trên thế giới đang chống giả bằng cách nào?
Tin tức mới nhất
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.