Hồ Chí Minh,

Chống hàng giả thời 4.0: Doanh nghiệp cần chủ động thay đổi

Định Khang  29/11/2018 20:10

Câu chuyện hàng giả, hàng nhái, sao chép nhãn hiệu, đánh cắp thành quả sáng tạo, thương hiệu của các doanh nghiệp ở Việt Nam ngày càng trở nên nóng hơn bởi phương thức của các đối tượng đã thay đồi theo chiều hướng tinh vi hơn, quy mô hơn cả về số lượng lẫn phạm vi hoạt động.

Với sự phát triển của công nghệ, các doanh nghiệp cần phải có những phương thức mới, giải pháp phù hợp để ngăn chặn nạn hàng giả, sao chép nhãn hiệu, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả hơn.

Nhằm hưởng ứng kỷ niệm 11 năm Ngày phòng, chống hàng giả, hàng nhái Việt Nam 29.11, ngày 27/11/2018 tại TPHCM, VP Đại diện Cục Sở hữu trí tuệ TPHCM đã phối hợp với Tổng Cục Quản lý thị trường và Công ty Vina CHG tổ chức hội thảo với chủ đề "Diễn đàn chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp trong thời kỳ công nghiệp 4.0".

Hội thảo lần này đặc biệt có sự góp mặt và chỉ đạo của VP thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, cùng đại diện các cơ quan Quản lý Nhà nước trung ương và địa phương, các hiệp hội, các doanh nghiệp và nhiều cơ quan thông tấn, báo đài quan tâm đến công tác chống hàng giả, hàng nhái và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam.

Đây là dịp để các cơ quan Quản lý Nhà nước, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp cùng nhìn lại thực trạng của công tác chống hàng giả hiện nay, cùng nhau đối thoại và trao đổi để đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhất giúp ngăn chặn vấn nạn này, cũng như giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự thay đổi của nền kinh tế đang dần chuyển hướng vận hành bởi những phương thức mới, hiện đại hơn, kèm theo những cơ hội và cả nguy cơ, thách thức không hề nhỏ.

diễn đàn chống hàng giả, chống hàng giả,
"Diễn đàn chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp trong thời kỳ công nghiệp 4.0" được tổ chức ngày 27/11.

Tại Diễn đàn, các đại biểu đã nhấn mạnh đến công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu doanh nghiệp và chống lại nạn sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, bảo vệ mình trước các thủ đoạn sao chép, làm giả tinh vi của các đối tượng vi phạm. Đặc biệt, nhiều giải pháp chống hàng giả, hàng nhái, bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp trong thời đại công nghiệp 4.0 được "hiến kế" ngay tại diễn đàn.

Theo ông Thân Đức Công, phụ trách Cục nghiệp vụ Tổng Cục Quản lý thị trường, lực lượng Quản lý thị trường cần phải nắm rõ thông tin, nắm rõ địa bàn để xác định được phương án và xây dựng những kế hoạch kiểm tra chuyên đề. Từ đó, phát hiện sớm nhất và ngăn chặn kịp thời những hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả.

Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho lực lượng Quản lý thị trường trong cả nước nói chung. Đặc biệt là trong thời kỳ công nghệ 4.0 các đối tượng rất tinh vi nên lực lượng Quản lý thị trường cũng cần được nâng cao nghiệp vụ.

Đại diện Tổng Cục Quản lý thị trường cũng kiến nghị các cấp thẩm quyền kiện toàn, có những chế tài, văn bản vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này mạnh hơn nữa, đủ sức răn đe các đối tượng tội phạm.

Theo ban chỉ đạo 389 quốc gia, 10 tháng đầu năm đã phát hiện, xử lý 79.000 vụ hàng giả, hàng nhái, hàng lậu. Theo ông Trương Văn Ba, Phó chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, trên thực tế, ở một số nơi, một số thời điểm, công tác chống hàng giả của địa phương bị sao nhãng. Trong khi đó, lực lượng chức năng thì mỏng. Ông Trương Văn Ba cho biết trung bình mỗi cán bộ ở lực lượng quản lý thị trường TPHCM phải phụ trách tới 3.000 doanh nghiệp. Với số lực lượng nhân sự như thế, chỉ riêng việc ghé qua từng doanh nghiệp còn không đủ thời gian, chưa kể là công cụ thực hiện công tác thiếu.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, công cuộc chống hành giả nếu không có doanh nghiệp đi cùng thì rất khó khăn. Nói đến xâm phạm bản quyền thì người bị hại chính là doanh nghiệp, những người chủ thương hiệu, chủ nhãn hiệu của mình đã được bảo hộ.

Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp chưa thực sự đồng hành, chưa bảo vệ thương hiệu của mình. Chính vì thế, đây cũng là cơ hội để hàng giả xâm nhập vào thị trường.

chống hàng giả, hàng giả, trần giang khuê, diễn đàn chống hàng giả
Ông Trần Giang Khuê cho rằng, doanh nghiệp phải tự chủ động bảo vệ thương hiệu cho mình

Ông Trần Giang Khuê, Phó trưởng Văn phòng đại diện TPHCM – Cục Sở hữu trí tuệ cho rằng, doanh nghiệp phải tự chủ động bảo vệ thương hiệu cho mình. Công nghệ là một trong những biện pháp cần thiết để phòng và chống.

"Có thể là cài đặt mật khẩu, có thể sử dụng tem, có thể sử dụng mã Corde, sử dụng PR Corde, hay sử dụng cả blockchain – đó là công nghệ mới trong thời kỳ 4.0 để bảo vệ thương hiệu cho mình", ông Trần Giang Khuê nói.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Viết Hồng, Tổng Giám đốc Vina CHG, công ty chuyên cung cấp giải pháp chống hàng giả cho rằng, trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, nếu không hiện đại hóa công nghệ chống hàng giả thì sẽ không thể kiểm soát và ngăn chặn các thủ đoạn ngày càng tinh vi của những kênh phân phối hàng giả, hàng nhái…

Định Khang/Theo Tiêu Dùng

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/chong-hang-gia-thoi-4-0-doanh-nghiep-can-chu-dong-thay-doi-3331.html

Tin cùng chuyên mục   
AI có thể giúp người tiêu dùng xác định sản phẩm giả bằng cách phân tích các điểm và mẫu dữ liệu khác nhau để phân biệt nhanh chóng và chính xác sản phẩm thật với hàng giả. 
Ngày 2/6/2023, tại “Hội thảo về các quy định pháp luật và giải pháp chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu trên môi trường thương mại điện tử” do Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Cà Mau, Cục Quản lý thị trường Cà Mau phối hợp với Công ty CP Phát triển Khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) tổ chức, các doanh nghiệp đã kiến nghị nhiều giải pháp chống hàng giả trên môi trường thương mại điện tử.
Áp dụng công nghệ chống giả lên bao bì, tích hợp phần mềm thông minh Vinacheck để nhận biết, quản lý hệ thống bán hàng, truy vết đường đi sản phẩm, hỗ trợ quảng bá thương hiệu và chăm sóc khách hàng hiệu quả là những tính năng ưu việt của giải pháp bao bì chống giả thông minh được Công ty CP Phát triển khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) đưa ra thị trường.
Bao bì giấy hay bao bì thân thiện là xu hướng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tiêu dùng hàng hóa hiện nay.
Nhu cầu về các giải pháp chống hàng giả trong những năm gần đây đã tăng lên rất nhiều do hàng giả đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến trên thị trường toàn cầu. Vậy các ngành hàng trên thế giới đang chống giả bằng cách nào?
Tin tức mới nhất
Ngày 8/5, trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế giấy và bao bì Việt Nam - VPPE 2024, lễ vinh danh các bao bì đạt Giải thưởng bao bì Việt Nam 2024 đã diễn ra và Sản phẩm bao bì DR.CACI ứng dụng công nghệ chống hàng giả của Vina CHG tự hào được nhận danh hiệu giải thưởng “Bao bì sáng tạo” do Hiệp Hội Bao Bì Việt Nam trao tặng.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.