Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) gia hạn thời gian nộp báo cáo tình hình hoạt động thương mại điện tử năm 2022 trực tuyến đến ngày 18 tháng 02 năm 2023.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận tại Hội nghị sơ kết 01 năm triển khai Đề án 06 và tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022, theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo thúc đẩy chuyển đổi số và Đề án 06 với quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt, hiệu quả.
Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia), Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT, thời gian qua, lực lượng QLTT cả nước đã tăng cường quản lý, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thương mại điện tử (TMĐT). Riêng với hình thức bán hàng livestream “nở rộ” trong thời gian vừa qua, năm 2022, lực lượng QLTT đã phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm, trong đó, một số vụ việc chuyển khởi tố hình sự.
Năm 2021, Bộ Công Thương đã yêu cầu các Sàn, các website tiến hành rà soát, ngăn chặn và gỡ bỏ 7.561 gian hàng với 18.725 sản phẩm. Năm 2022 gỡ bỏ/khóa 1.663 gian hàng với 6.437 sản phẩm vi phạm; Chặn 5 website vi phạm có dấu hiệu lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng giả, hàng nhái và hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vừa qua, Lazada Việt Nam chính thức vinh danh 10 thương hiệu phát triển bền vững trên sàn thương mại điện tử trong khuôn khổ giải thưởng LazMall Brand Awards.
Năm 2023, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) sẽ tăng cường kiểm soát vi phạm trên thương mại điện tử.
Trong năm 2022, Bộ Công Thương tiếp tục triển khai các chương trình hợp tác về thương mại điện tử xuyên biên giới với các đối tác/Sàn thương mại điện tử quốc tế lớn như Amazon, Alibaba, JD, Sea Group… để thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho biết, năm 2022, đơn vị này đã gỡ bỏ 1.663 gian hàng với 6.437 sản phẩm vi phạm; chặn 5 website có dấu hiệu lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng nhái và hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của lực lượng QLTT diễn ra chiều ngày 05/01/2023, bà Nguyễn Thị Minh Huyền - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT và KTS) đã chúc mừng những kết quả lực lượng QLTT đạt được trong năm 2022, đồng thời khẳng định lực lượng QLTT đã luôn phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với Cục TMĐT và KTS trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên môi trường điện tử.
Sản phẩm chanh dây và sầu riêng cấp đông là 2 trong nhiều nông sản Việt bán chạy trên thương mại điện tử Alibaba.com (Trung Quốc). Theo thống kê, nông sản, thực phẩm, đồ uống là những sản phẩm nằm trong top 10 mặt hàng bán chạy trên sàn thương mại điện tử này.
ASEAN hiện là khu vực được đánh giá có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử (TMĐT) cao nhất hiện nay với tổng doanh thu năm 2022 đạt gần 200 tỷ đô la Mỹ, ước tính đạt mức 330 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025 theo Báo cáo e-Conomy SEA 2022 (Google and Temaseak, 2022).
Các sản phẩm nông sản của các hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ được đưa lên kênh bán hàng trên nền tảng trực tuyến GrabMart vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) cho biết, sau khi đạt mức tăng trưởng 16% trong năm 2021 với doanh thu 13,7 tỷ USD, thương mại điện tử Nam vẫn duy trì mức tăng khoảng 15% trong năm 2022.
Trong khuôn khổ Chương trình Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 78 diễn ra sáng 19/12 tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) tổ chức Khu triển lãm trưng bày về ứng dụng thẻ CCCD gắn chip để xác thực danh tính chủ thể giao kết hợp đồng điện tử.
Tuần lễ mua sắm cao điểm cuối năm diễn ra trong 5 ngày, bao gồm các dịp đặc biệt như: Lễ tạ ơn, Black Friday và Cyber Monday… đã chứng kiến doanh số cao kỷ lục, với sự đóng góp của nhiều ngành hàng của Việt Nam.
Thương mại điện tử xuyên biên giới đã mở ra cơ hội lớn cho hàng nông sản tiếp cận với Trung Quốc - thị trường nhập khẩu nông sản lớn của nước ta, đặc biệt là rau quả.