Hồ Chí Minh,

Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn: Xử lý nhiều vụ vi phạm trong tháng 4

Quỳnh Phương  05/05/2020 09:26

Nguyễn Kiên/ Thương hiệu công luận

Lực lượng chức năng Lạng Sơn kiểm tra hàng hóa vi phạm

Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn bắt đầu diễn ra từ giữa tháng 4, với quy mô nhẻ lẻ. Thủ đoạn hoạt động chủ yếu là găm cắm kèm theo lô hàng nhập khẩu hợp pháp, gian lận về số lượng hàng hóa trong nhập khẩu; cư dân biên giới mua bán, trao đổi hàng hóa, sau đó vận chuyển lên một số các xe ô tô khách, xe tải nhỏ về phía sau tiêu thụ. Hoạt động vận chuyển hàng hóa nhập lậu từ khu vực biên giới vào nội địa qua dịch vụ bưu chính tiềm ẩn diễn biến phức tạp.

Trước tình hình đó, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát thị trường, ngăn chặn xuất lậu gạo, nắm tình hình hoạt động của các phương tiện vận chuyển mặt hàng gạo, lương thực, thực phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế… để kịp thời ngăn chặn, xử lý vi phạm.

Cục chỉ đạo các đơn vị địa bàn trọng điểm tiếp tục tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật, ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo Kế hoạch 110/KH-QLTT, ngày 31/1/2020 của Cục Quản lý thị trường tỉnh. Tổ chức kiểm tra đột xuất vi phạm về giá; kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ; cơ sở kinh doanh xăng dầu không thực hiện niêm yết giá theo quy định.

Kết quả, trong tháng 4, ngành Quản lý thị trường Lạng Sơn đã kiểm tra 173 vụ (bằng 81,22% so với tháng 3, bằng 60,06% so với tháng 4/2019);  số vụ vi phạm 150 vụ; xử lý vi phạm hành chính gần 870 triệu đồng.

Đối với công tác quản lý thị trường trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19, Cục thực hiện tốt công tác phòng chống dịch trong nội bộ, phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, kiểm tra xử lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ không chấp hành các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Kết quả, đã kiểm tra, xử lý 9 vụ; xử phạt vi phạm hành chính 62,5 triệu đồng.

Bên cạnh đó, đơn vị tiếp tục kiểm tra các cơ sở kinh doanh các mặt hàng vật tư nông nghiệp theo mùa vụ; triển khai quyết liệt kiểm tra thị trường thực phẩm trong "Tháng hành động vì chất lượng an toàn thực phẩm" năm 2020. Kết quả, đã kiểm tra, xử lý 48 vụ liên quan đến an toàn thực phẩm, số tiền xử phạt vi phạm hành chính là gần 46 triệu đồng, tịch thu hàng hóa không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm trị giá khoảng gần 30 triệu đồng.

Đồng thời, Cục tích cực kiểm tra hoạt động kinh doanh thương mại điện tử qua các ứng dụng Facebook, Zalo. Kết quả, đã phát hiện, kiểm tra, xử lý 9 vụ việc vi phạm về kinh doanh hàng hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, không rõ nguồn xuất xứ đối với hàng hóa là mỹ phẩm, thực phẩm, dược liệu; số tiền xử phạt 82,4 triệu đồng. Trị giá hàng hóa vi phạm khoảng gần 123 triệu đồng.

Để công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đạt hiệu quả, Cục thường xuyên phối hợp với cơ quan (công an biên phòng, hải quan, y tế, thuế …) nhằm kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa thực phẩm, quản lý thị trường hàng hóa phòng chống dịch bệnh, phối hợp thu ngân sách.

Phối hợp với chính quyền cấp cơ sở tuyên truyền, xử lý các hành vi vi phạm các quy định trong thời gian diễn ra đợt cách ly toàn xã hội để phòng chống dịch bệnh Covid-19…

https://thuonghieucongluan.com.vn/cuc-quan-ly-thi-truong-lang-son-xu-ly-nhieu-vu-vi-pham-trong-thang-4-a97310.html

 

 

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/cuc-quan-ly-thi-truong-lang-son-xu-ly-nhieu-vu-vi-pham-trong-thang-4-15142.html

Tin cùng chuyên mục   
AI có thể giúp người tiêu dùng xác định sản phẩm giả bằng cách phân tích các điểm và mẫu dữ liệu khác nhau để phân biệt nhanh chóng và chính xác sản phẩm thật với hàng giả. 
Ngày 2/6/2023, tại “Hội thảo về các quy định pháp luật và giải pháp chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu trên môi trường thương mại điện tử” do Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Cà Mau, Cục Quản lý thị trường Cà Mau phối hợp với Công ty CP Phát triển Khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) tổ chức, các doanh nghiệp đã kiến nghị nhiều giải pháp chống hàng giả trên môi trường thương mại điện tử.
Áp dụng công nghệ chống giả lên bao bì, tích hợp phần mềm thông minh Vinacheck để nhận biết, quản lý hệ thống bán hàng, truy vết đường đi sản phẩm, hỗ trợ quảng bá thương hiệu và chăm sóc khách hàng hiệu quả là những tính năng ưu việt của giải pháp bao bì chống giả thông minh được Công ty CP Phát triển khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) đưa ra thị trường.
Bao bì giấy hay bao bì thân thiện là xu hướng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tiêu dùng hàng hóa hiện nay.
Nhu cầu về các giải pháp chống hàng giả trong những năm gần đây đã tăng lên rất nhiều do hàng giả đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến trên thị trường toàn cầu. Vậy các ngành hàng trên thế giới đang chống giả bằng cách nào?
Tin tức mới nhất
Lực lượng quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra địa điểm chứa trữ hàng hóa của Tiktoker Phan Thủy Tiên, thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Zenpali, địa chỉ tầng 1, CT3, Toà nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tạm giữ trên 10.000 lọ nước hoa nhập lậu.