
Tập trung nhóm các mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao, như: rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá điếu, sản phẩm công nghệ, quần áo, giầy, dép, mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng,…Đáng chú ý, tình trạng tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trái phép các loại thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh kém chất lượng vẫn bày bán công khai trên mạng, không có sự kiểm soát gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Đơn cử như ngày 12/1/2019, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện thu giữ lô hàng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, gồm 2.660 lô kem dưỡng da, 4.499 lọ dầu xoa bóp, 5.590 viên An cung ngưu hoàng hoàn, 31.990 viên Ngưu hoàng thanh tâm hoàn nhãn hiệu nước ngoài.
Để ngăn chặn tình trạng này, các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo lực lượng chức năng gia tăng kiểm tra, kiểm soát thị trường nội địa như: Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường cả nước xây dựng các phương án, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện; tăng tần suất kiểm tra, kiểm soát thị trường để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, vi phạm an toàn thực phẩm trên địa bàn được giao quản lý cũng như phối hợp với các lực lượng chức năng tại địa phương như Công an, Hải quan, Thanh tra chuyên ngành để kiểm tra kiểm soát ngay tại các Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, bưu điện quốc tế, chuyển phát nhanh tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn khác….
Chú trọng kiểm tra, xử lý nghiêm các vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận xã hội về sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng là thực phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, vật tư nông nghiệp
Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải, Thông tin và truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam cũng đã tích cực chỉ đạo các cơ quan Thanh tra chuyên ngành xây dựng và triển khai có hiệu quả các Kế hoạch tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm dịch các loại hoa quả, đồ uống, thực phẩm, gia súc, gia cầm,… bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, không để ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng kịp thời phản ánh tình hình và kết quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; làm tốt công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật; kịp thời biểu dương các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, vận động nhân dân không tham gia, tiếp tay cho các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Kịp thời đưa tin công khai các vụ việc phát hiện, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm; chỉ đạo tăng cường chất lượng phóng sự, tin, bài về lĩnh vực này.
Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương triển khai nhiều giải pháp quản lý, điều hành thị trường cũng như đảm bảo các chính sách an sinh xã hội; đồng thời chỉ đạo các lực lượng chức năng tại cơ sở làm tốt công tác quản lý địa bàn, tăng cường công tác tuyên truyền, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về niêm yết giá bán hàng, kinh doanh hàng giả kém chất lượng, hàng không rõ xuất xứ, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng…
Thành lập các đoàn công tác để kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo định kỳ, đột xuất trên địa bàn theo tuyến, mặt hàng trọng điểm,…phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm lớn. Chủ động triển khai công tác tuyên truyền kịp thời, kiểm tra, xử lý nghiêm các thông tin báo chí phản ảnh tại địa bàn; quản lý, xử lý hiệu quả thông tin đường dây nóng; thực hiện tốt nhiệm vụ điều phối công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng.
Theo T.Lan bcd389