Hồ Chí Minh,

Hải Phòng: Phát hiện xe cứu thương chở 7.500 chiếc khẩu trang không rõ nguồn gốc

Quỳnh Phương  20/04/2020 15:08

Trúc Mai/ TH&CL

Theo đó, vào 9h30 ngày 19/4, tại khu vực chân cầu Đăng (xã Tam Đa, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng), tổ công tác Kinh tế – Môi trường (Đội Điều tra tổng hợp, Đội GT-TT- CAH Vĩnh Bảo, Đội 5, Phòng PC03 – CATP và Đội 2 Cục QLTT TP) kiểm tra xe ô tô cứu thương mang nhãn hiệu Huyndai Grand Starex BKS: 15 B-02991, do Phạm Văn Vương, sinh 1980, (địa chỉ: 38/418 Đồng Hòa,Kiến An,TP. Hải Phòng) điều khiển.

Qua quá trình kiểm tra, Phạm Văn Vương không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa trên xe. Hành vi trên đã vi phạm quy định vận chuyển hàng hóa trên đường không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, vi phạm Khoản 5 điều 44 Nghị định 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013; Khoản 1 điều 13 Thông tư 166/2013-TT-BTC: Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15-11-2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng; sửa đổi bổ sung tại Nghị định 124/2015/NĐ-CP.

Lái xe Phạm Văn Vương cùng số lượng khẩu trang tại Công an huyện Vĩnh Bảo

Ngay sau đó, tổ công tác đã yêu cầu Phạm Văn Vương đưa phương tiện và tang vật về Công an huyện Vĩnh Bảo giải quyết. Kiểm tra hàng hóa trên xe, tổ công tác phát hiện 3 thùng giấy chứa 150 hộp khẩu trang y tế (tương đương 7.500 chiếc).

Tiến hành xác minh, Phạm Văn Vương khai nhận số lượng khẩu trang trên, anh ta chở thuê cho một xưởng may gia công tại xã Quang Phục, huyện Tiên Lãng.

Cùng ngày, Đội 5, Phòng PC03 phối hợp với Công an huyện Tiên Lãng, Công an xã Quang Phục tiến hành kiểm tra tại xưởng đóng mũi giày Khánh Nga, tại thôn Hoàng Đông, xã Quang Phục, huyện Tiên Lãng, do Nguyễn Quốc Khánh, sinh 1966, đứng tên. Lợi dụng tình hình dịch bệnh, vợ đối tượng là Nguyễn Thị Nga, sinh 1973, đã thu gom nguyên liệu và thuê nhân công tiến hành sản xuất khẩu trang trái phép, không được cơ quan chức năng kiểm định. Để trốn tránh, Nguyễn Thị Nga đã thuê xe cứu thương vận chuyển số khẩu trang đi tiêu thụ.

Tại xưởng của vợ chồng Nguyễn Quốc Khánh và Nguyễn Thị Nga, cơ quan công an phát hiện thêm 55 vỏ hộp nhãn hiệu Hinaco; 4 hộp thành phẩm đóng trong vỏ hộp ghi "Khẩu trang kháng khuẩn cao cấp" gồm 200 chiếc, còn 800 chiếc khẩu trang (500 chiếc khẩu trang màu xanh và 300 khẩu trắng) hàng rời chưa đóng vào hộp.  Vụ việc đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra, mở rộng.

https://thuonghieucongluan.com.vn/hai-phong-phat-hien-xe-cuu-thuong-cho-7-500-chiec-khau-trang-khong-ro-nguon-goc-a95407.html

 

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/hai-phong-phat-hien-xe-cuu-thuong-cho-7-500-chiec-khau-trang-khong-ro-nguon-goc-15057.html

Tin cùng chuyên mục   
AI có thể giúp người tiêu dùng xác định sản phẩm giả bằng cách phân tích các điểm và mẫu dữ liệu khác nhau để phân biệt nhanh chóng và chính xác sản phẩm thật với hàng giả. 
Ngày 2/6/2023, tại “Hội thảo về các quy định pháp luật và giải pháp chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu trên môi trường thương mại điện tử” do Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Cà Mau, Cục Quản lý thị trường Cà Mau phối hợp với Công ty CP Phát triển Khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) tổ chức, các doanh nghiệp đã kiến nghị nhiều giải pháp chống hàng giả trên môi trường thương mại điện tử.
Áp dụng công nghệ chống giả lên bao bì, tích hợp phần mềm thông minh Vinacheck để nhận biết, quản lý hệ thống bán hàng, truy vết đường đi sản phẩm, hỗ trợ quảng bá thương hiệu và chăm sóc khách hàng hiệu quả là những tính năng ưu việt của giải pháp bao bì chống giả thông minh được Công ty CP Phát triển khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) đưa ra thị trường.
Bao bì giấy hay bao bì thân thiện là xu hướng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tiêu dùng hàng hóa hiện nay.
Nhu cầu về các giải pháp chống hàng giả trong những năm gần đây đã tăng lên rất nhiều do hàng giả đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến trên thị trường toàn cầu. Vậy các ngành hàng trên thế giới đang chống giả bằng cách nào?
Tin tức mới nhất
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.