Hồ Chí Minh,

Kinh doanh hàng giả qua thương mại điện tử ngày càng tinh vi – mối đe dọa cho nền kinh tế

Quỳnh Phương  04/09/2019 15:10

Tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng nhái qua thương mại điện tử đang diễn ra ngày càng tinh vi, trở thành mối nguy hại cho sự phát triển của nền kinh tế.

Chị Nguyễn Thu Hà (số 32/7 phố Hồng Mai, quận Hai Bà Trưng), một "tín đồ" mua hàng online (trực tuyến) chia sẻ trên báo Hà Nội Mới rằng, một cửa hàng Kinh doanh mỹ phẩm trên Facebook quảng cáo "giảm giá 50% cho tất cả nhãn hàng" nên chị đã đặt mua một vài sản phẩm trị giá hơn 1,3 triệu đồng. Tuy nhiên, khi nhận hàng chị mới phát hiện sản phẩm không có tem chống hàng giả, các đặc điểm nhận dạng sản phẩm đều khác hàng "xịn". Sau đó, chị Hà đã liên hệ với chủ hàng thì không thể kết nối. Trường hợp như chị Hà hiện không còn là chuyện hiếm.

Chia sẻ tương tự trên TTXVN, chị Quỳnh Anh, nhân viên ngân hàng Techcombank – một "tín đồ" mua hàng online chia sẻ, một cửa hàng kinh doanh thời trang trên Facebook quảng cáo "giảm giá 50% cho sản phẩm" nhân dịp Ngày Phụ nữ quốc tế 8/3 nên chị đã đặt mua sản phẩm, trị giá gần 500.000 đồng.

Tuy nhiên, khi nhận hàng chị mới phát hiện sản phẩm không như mẫu chụp trên Facebook, hoa văn không sắc nét, màu sắc nhạt, các đặc điểm nhận dạng sản phẩm đều khác hàng "xịn". Sau đó, chị đã liên hệ với chủ hàng thì không thể kết nối.

Kinh doanh hàng giả, hàng nhái qua thương mại điện tử ngày càng tinh vi, khó kiểm soát

Hiện nay, nhiều loại mỹ phẩm giả, kém chất lượng đang được rao bán tràn lan trên mạng. Các sản phẩm này có nhiều hình thức khác nhau, trong đó các thương hiệu mỹ phẩm càng nổi tiếng bị làm giả càng nhiều.

Bà Lê Mai Thi, Trưởng phòng Bảo vệ thương hiệu, Truyền thông và đối ngoại Công ty L’Oreal Việt Nam cho biết, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) phối hợp với các đơn vị liên quan vừa bắt giữ nguồn hàng giả tại Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), thu giữ 2 container hàng giả các thương hiệu quốc tế và Việt Nam (túi xách, mắt kính, đồng hồ, mỹ phẩm…).

Đại diện Công ty L’Oreal Việt Nam xác nhận, toàn bộ hàng nghìn sản phẩm mỹ phẩm bị tạm giữ thuộc các thương hiệu Lancome, Yves Saint Laurent, Kielh’s, Giorgio Armani, Ralph Lauren, 3CE đều là hàng giả. Đặc biệt, tất cả sản phẩm này đều được tìm thấy trên các trang bán hàng online là hàng xách tay và tại cửa hàng mỹ phẩm xách tay trên phạm vi cả nước. Số lượng hàng khổng lồ này do 2 cửa hàng đặt tại Quảng Ninh quản lý và phân phối tại Việt Nam.

Theo bà Lê Mai Thi, các sản phẩm làm giả đội lốt hàng xách tay này có bao bì đóng gói giống hàng thật, chỉ phát hiện là hàng giả khi mở sản phẩm kiểm tra, hoặc sử dụng. Giá các sản phẩm này được bán tại cửa hàng biên giới chỉ bằng 1/3 đến 1/4 giá bán trên các trang mạng, hay giá bán tại các cửa hàng mỹ phẩm xách tay.

Ông Lê Anh Huy, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghệ Sen Đỏ cho rằng, với đặc thù người bán, người mua không trực tiếp gặp nhau, nên xảy ra trường hợp hàng giao không đúng như giới thiệu về cả mẫu mã và chất lượng. Trong trường hợp này, nếu người bán cố tình lừa đảo, người mua đã thanh toán tiền trước, thì phần thiệt luôn là người mua và rất khó xử lý. Bên cạnh đó, nhiều website giả mạo doanh nghiệp có uy tín để cung cấp thông tin sai lệch về hàng hóa, dịch vụ lừa dối người tiêu dùng.

Đề cập tới vấn đề này, ông Chu Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quản lý Thị trường, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thành phố Hà Nội cho biết, mặc dù các lực lượng chức năng đã quyết liệt đấu tranh, ngăn chặn, nhưng số lượng các vụ việc được phát hiện, xử lý còn thấp. Trong khi đó, các hành vi lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để vi phạm pháp luật còn khá phổ biến.

Khó khăn lớn nhất là các đối tượng không có cửa hàng, chỉ thông qua các website, mạng xã hội để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, sau đó chuyển hàng và thanh toán trực tiếp theo thỏa thuận. Hàng hóa được phân tán, nhỏ lẻ, cất giấu ở nhiều nơi, thậm chí chỉ bán hàng qua trung gian. Đồng thời, các website được tạo ra và đóng lại trong thời gian ngắn khiến các lực lượng chức năng khó kiểm soát cũng như xác định chứng cứ để đấu tranh, xử lý.

Theo đánh giá của ngành công thương, Việt Nam là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á với tỷ lệ người dân sở hữu điện thoại thông minh ngày càng tăng… Theo ông Đàm Thanh Thế, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, thời gian qua nhiều tổ chức, cá nhân đã lợi dụng phương thức thương mại điện tử để thực hiện các hành vi sản xuất, buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng…

Theo Sở Công Thương Hà Nội, mặc dù hành lang pháp lý về thương mại điện tử (Nghị định 52/2013/NĐ-CP, ngày 16/5/2013) đã được xây dựng khá chi tiết, đáp ứng yêu cầu về quản lý thương mại điện tử tại thời điểm ban hành, nhưng thị trường thương mại điện tử thay đổi liên tục đã đặt ra yêu cầu phải điều chỉnh một số nội dung.

Vì vậy, để quản lý được hành vi gian lận thương mại điện tử, trong thời gian tới, Bộ Công Thương cần bổ sung, sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP, tạo chế tài đủ mạnh nhằm bảo vệ người tiêu dùng; đồng thời có kế hoạch hợp tác với các ngành liên quan để xóa tận gốc những loại hàng hóa kém chất lượng bán tràn lan trên mạng.

Để ngăn chặn vấn nạn này, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã, đang xây dựng dự thảo Kế hoạch tăng cường công tác phòng, chống việc lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại… nhằm góp phần lập lại trật tự, kỉ cương trong hoạt động thương mại điện tử, làm trong sạch môi trường kinh doanh, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử bền vững.

Các lực lượng chức năng Trung ương và địa phương cũng được phân công nhiệm vụ theo đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, tránh chồng chéo; nâng cao trách nhiệm, công khai, minh bạch; không bao che, tiếp tay, làm ngơ trước những hành vi lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để vi phạm pháp luật.

Kế hoạch này được kỳ vọng sẽ lập lại trật tự, kỷ cương trong hoạt động thương mại điện tử, góp phần làm trong sạch môi trường kinh doanh, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển bền vững thương mại điện tử ở nước ta.

An Dương/ VietQ

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/kinh-doanh-hang-gia-qua-thuong-mai-dien-tu-ngay-cang-tinh-vi-moi-de-doa-cho-nen-kinh-te-10540.html

Tin cùng chuyên mục   
AI có thể giúp người tiêu dùng xác định sản phẩm giả bằng cách phân tích các điểm và mẫu dữ liệu khác nhau để phân biệt nhanh chóng và chính xác sản phẩm thật với hàng giả. 
Ngày 2/6/2023, tại “Hội thảo về các quy định pháp luật và giải pháp chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu trên môi trường thương mại điện tử” do Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Cà Mau, Cục Quản lý thị trường Cà Mau phối hợp với Công ty CP Phát triển Khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) tổ chức, các doanh nghiệp đã kiến nghị nhiều giải pháp chống hàng giả trên môi trường thương mại điện tử.
Áp dụng công nghệ chống giả lên bao bì, tích hợp phần mềm thông minh Vinacheck để nhận biết, quản lý hệ thống bán hàng, truy vết đường đi sản phẩm, hỗ trợ quảng bá thương hiệu và chăm sóc khách hàng hiệu quả là những tính năng ưu việt của giải pháp bao bì chống giả thông minh được Công ty CP Phát triển khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) đưa ra thị trường.
Bao bì giấy hay bao bì thân thiện là xu hướng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tiêu dùng hàng hóa hiện nay.
Nhu cầu về các giải pháp chống hàng giả trong những năm gần đây đã tăng lên rất nhiều do hàng giả đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến trên thị trường toàn cầu. Vậy các ngành hàng trên thế giới đang chống giả bằng cách nào?
Tin tức mới nhất
Sơn Nero, một trong những thương hiệu sơn nổi tiếng tại Việt Nam, đã và đang được nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Tuy nhiên, trước tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường, việc nhận diện sơn Nero chính hãng là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết để người tiêu dùng có thể tự tin lựa chọn sản phẩm sơn Nero chính hãng, giúp bảo vệ ngôi nhà của mình.
Lực lượng quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra địa điểm chứa trữ hàng hóa của Tiktoker Phan Thủy Tiên, thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Zenpali, địa chỉ tầng 1, CT3, Toà nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tạm giữ trên 10.000 lọ nước hoa nhập lậu.