Hồ Chí Minh,

Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật giả, hết hạn bị ‘tóm sống’

Quỳnh Phương  22/09/2019 17:15

Đoàn kiểm tra liên ngành 389 tỉnh Đồng Tháp kiểm tra phát hiện 1 vụ kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật giả, trị giá tang vật gần 230 triệu đồng.

Cục Quản lý thị trường Đồng Tháp cho biết, thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng cuối năm 2019 của Đoàn kiểm tra liên ngành 389 tỉnh Đồng Tháp, trong tháng 9 năm 2019, Đoàn kiểm tra liên ngành 389 tỉnh Đồng Tháp do Đội Quản lý thị trường số 5 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp chủ trì phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đồng Tháp, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp Năm Phướng do bà Dương Thị Diệu, tại số nhà 342, ấp Long Phú, xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp làm chủ.

Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra kho hàng thuốc bảo vệ thực vật. Ảnh: Cục QLTT Đồng Tháp

Sau khi tiến hành kiểm tra, lực lượng chức năng đã lấy mẫu thuốc trừ sâu (thuốc đặc trị rầy) nhãn hiệu Schesyntop 500WG, gia công và đóng gói tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Tấn Hưng Việt Nam, địa chỉ: Lô B213, đường số 5, KCN Thái Hòa, Đức Hòa, Long An; phân phối Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Nam Phương có địa chỉ: 99/20, Huỳnh Văn Nghệ, Phường 12, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo đó, thành phần gồm: Pymetrozine 490g/kg, Chlorpyrifos Ethyl 10g/kg; ngày sản xuất: 05/9/2018; hạn sử dụng 02 năm; số lượng 45 thùng (200gói/thùng, 26g/gói) gửi Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 thử nghiệm. Trị giá hàng hóa gần 230 triệu đồng.

Kết quả mẫu thuốc trừ sâu (thuốc đặc trị rầy) nhãn hiệu Schesyntop 500WG nêu trên là hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng.

Ngoài ra, lực lượng chức năng còn phát hiện hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp Năm Phướng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật quá hạn, trị giá tang vật 5,66 triệu đồng; phân bón vi lượng có nhãn ghi không đúng quy định về kích thước chữ theo quy định về nhãn hàng hóa, trị giá tang vật 47,5 triệu đồng; phân bón trên nhãn hàng hóa có chữ viết không đúng sự thật về nhãn hàng hóa, trị giá tang vật 44,5 triệu đồng.

Để xử lý theo quy định, Đội Quản lý thị trường số 5 đã chuyển hồ sơ toàn bộ vụ việc sang cơ quan Cảnh sát điều tra tiếp tục điều tra làm rõ.

An Dương/ vietQ

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/kinh-doanh-thuoc-bao-ve-thuc-vat-gia-het-han-bi-tom-song-11534.html

Tin cùng chuyên mục   
AI có thể giúp người tiêu dùng xác định sản phẩm giả bằng cách phân tích các điểm và mẫu dữ liệu khác nhau để phân biệt nhanh chóng và chính xác sản phẩm thật với hàng giả. 
Ngày 2/6/2023, tại “Hội thảo về các quy định pháp luật và giải pháp chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu trên môi trường thương mại điện tử” do Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Cà Mau, Cục Quản lý thị trường Cà Mau phối hợp với Công ty CP Phát triển Khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) tổ chức, các doanh nghiệp đã kiến nghị nhiều giải pháp chống hàng giả trên môi trường thương mại điện tử.
Áp dụng công nghệ chống giả lên bao bì, tích hợp phần mềm thông minh Vinacheck để nhận biết, quản lý hệ thống bán hàng, truy vết đường đi sản phẩm, hỗ trợ quảng bá thương hiệu và chăm sóc khách hàng hiệu quả là những tính năng ưu việt của giải pháp bao bì chống giả thông minh được Công ty CP Phát triển khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) đưa ra thị trường.
Bao bì giấy hay bao bì thân thiện là xu hướng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tiêu dùng hàng hóa hiện nay.
Nhu cầu về các giải pháp chống hàng giả trong những năm gần đây đã tăng lên rất nhiều do hàng giả đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến trên thị trường toàn cầu. Vậy các ngành hàng trên thế giới đang chống giả bằng cách nào?
Tin tức mới nhất
Lực lượng quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra địa điểm chứa trữ hàng hóa của Tiktoker Phan Thủy Tiên, thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Zenpali, địa chỉ tầng 1, CT3, Toà nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tạm giữ trên 10.000 lọ nước hoa nhập lậu.