Hồ Chí Minh,

Lợi dụng thương mại điện tử bán hàng giả, hàng nhái

Quỳnh Phương  27/04/2020 09:32

Gặp rắc rối vì mua phải hàng "dởm"

Hiện nay, tại Việt Nam nổi lên một số sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo… Dự báo TMĐT có xu hướng tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

Với các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo đang giúp các doanh nghiệp ngày càng chinh phục khách hàng tốt hơn.

Ưu thế vượt trội của loại thị trường này mang lại là sự tiện lợi, nhanh chóng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành trên thế giới làm cho người tiêu dùng dịch chuyển mạnh sang giao dịch mua bán trực tuyến, giúp cho việc thanh toán dễ dàng, minh bạch, lựa chọn hàng hóa theo yêu cầu, nhanh chóng…

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì sự tăng trưởng nóng của hoạt động TMĐT hiện nay sẽ đi kèm nhiều nguy cơ rủi ro mà công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này cần phải giải quyết.

Thời gian gần đây, đường dây nóng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia nhận được nhiều phản ánh của người dân về việc một số cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng hoạt động TMĐT để bán một số mặt hàng như thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng, các thiết bị gia dụng, đồ điện tử dùng trong gia đình có dấu hiệu hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ… Không những vậy, có hiện tượng lừa đảo khách hàng thông qua việc chuyển trước tiền vào tài khoản, hoặc khi giới thiệu sản phẩm một kiểu, lúc giao hàng kiểu khác, không đúng chủng loại, chất lượng không đảm bảo. Mặt khác, việc tìm địa chỉ và liên hệ bảo hành hoặc đổi lại sản phẩm gặp nhiều rắc rối, thậm chí sản phẩm sau khi mua không dùng được…

Đây được xem là một trong những nguy cơ rất lớn của thị trường TMĐT vì vậy Tổng cục Quản lý Thị trường đang quyết liệt vào cuộc để đưa ra những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài nhằm tạo ra cho thị trường này một "môi trường" hoạt động lành mạnh, minh bạch, tin cậy cho người tiêu dùng, bảo vệ các thương nhân, doanh nghiệp làm ăn chân chính.

"Siết" quản lý thuế TMĐT xuyên biên giới

Mới đây, Tổng cục Quản lý thị trường đã thành lập tổ chuyên trách để quản lý tốt hơn hàng hóa giao dịch trên thị trường số nhằm kiểm tra, giám sát, kiểm soát, ngăn chặn các hành vị lợi dụng hoạt động TMĐT thông qua kênh bán hàng này để bán các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thẩm chí là những sản phẩm là hàng giả, hàng nhập lậu…

Để giải quyết bài toán quản lý nhà nước đối với thị trường TMĐT của Việt Nam hiện nay, các cơ quan chức năng cần hoàn thiện các thể chế tạo hành lang pháp lý nhằm quản lý chặt chẽ, hướng cho hoạt động này vừa phát huy tối đa lợi thế của nó theo cơ chế thị trường, đồng thời tạo môi trường lành mạnh đảm bảo cho thị trường TMĐT hoạt động minh bạch, cạnh tranh lành mạnh hợp với thông lệ quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc thừa nhận và pháp luật về thương mại, đặc biệt là Luật An ninh mạng.

Hoàn thiện chính sách quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT trong nước và xuyên biên giới đối với hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân ở nước ngoài, không có đại diện tại Việt Nam bán cho tổ chức, cá nhân ở trong nước nhằm ngăn chặn những hành vi lợi dụng chính sách miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu truyền thống để trốn thuế khi kinh doanh TMĐT bằng cách gửi hàng vào Việt Nam dưới dạng quà biếu, quà tặng hoặc chia nhỏ gói hàng dưới mức phải nộp các loại thuế, gồm thuế Nhập khẩu, thuế Giá trị gia tăng, thuế Tiêu thụ đặc biệt và thuế Bảo vệ môi trường…

Các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng thị trường TMĐT để hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán, vận chuyển trái phép hàng giả, hàng không có nguồn gốc, xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ các cá nhân, doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng.

Các phương tiện thông tin đại chúng cần tăng cường công tác tuyên truyền cảnh báo các thủ đoạn gian dối của một số các nhân, tổ chức lợi dụng hoạt động TMĐT mục đích bán được các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thậm chí bán những sản phẩm là hàng giả, hàng nhập lậu ảnh hưởng đến sức khỏe công đồng để người dân nắm và phòng tránh trong giao dịch TMĐT hiện nay.

Theo thống kê của Nielsen Việt Nam và Tập đoàn Miniwatts Marketing, 85% dân số Việt Nam đang sử dụng Internet, xếp thứ 13 trong 20 quốc gia có số dân sử dụng Internet nhiều nhất thế giới. Với tốc độ tăng trưởng khoảng 30%/năm, dự báo đến năm 2020 doanh thu TMĐT tại Việt Nam sẽ đạt khoảng 15 tỷ USD.

Số liệu thống kê tại Sách trắng TMĐT Việt Nam 2019 cũng cho thấy, với việc đạt doanh thu 8,06 tỉ USD, TMĐT bán lẻ – B2C của Việt Nam đã có mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm trở lại đây, tăng tới 30%. Mức tăng trưởng của TMĐT Việt Nam trong 2 năm 2016 và 2017 lần lượt là 23% và 24%.

Đoàn Ngọc Toàn (Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia)

https://haiquanonline.com.vn/loi-dung-thuong-mai-dien-tu-ban-hang-gia-hang-nhai-125477-125477.htm

 

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/loi-dung-thuong-mai-dien-tu-ban-hang-gia-hang-nhai-15119.html

Tin cùng chuyên mục   
AI có thể giúp người tiêu dùng xác định sản phẩm giả bằng cách phân tích các điểm và mẫu dữ liệu khác nhau để phân biệt nhanh chóng và chính xác sản phẩm thật với hàng giả. 
Ngày 2/6/2023, tại “Hội thảo về các quy định pháp luật và giải pháp chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu trên môi trường thương mại điện tử” do Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Cà Mau, Cục Quản lý thị trường Cà Mau phối hợp với Công ty CP Phát triển Khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) tổ chức, các doanh nghiệp đã kiến nghị nhiều giải pháp chống hàng giả trên môi trường thương mại điện tử.
Áp dụng công nghệ chống giả lên bao bì, tích hợp phần mềm thông minh Vinacheck để nhận biết, quản lý hệ thống bán hàng, truy vết đường đi sản phẩm, hỗ trợ quảng bá thương hiệu và chăm sóc khách hàng hiệu quả là những tính năng ưu việt của giải pháp bao bì chống giả thông minh được Công ty CP Phát triển khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) đưa ra thị trường.
Bao bì giấy hay bao bì thân thiện là xu hướng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tiêu dùng hàng hóa hiện nay.
Nhu cầu về các giải pháp chống hàng giả trong những năm gần đây đã tăng lên rất nhiều do hàng giả đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến trên thị trường toàn cầu. Vậy các ngành hàng trên thế giới đang chống giả bằng cách nào?
Tin tức mới nhất
Lực lượng quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra địa điểm chứa trữ hàng hóa của Tiktoker Phan Thủy Tiên, thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Zenpali, địa chỉ tầng 1, CT3, Toà nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tạm giữ trên 10.000 lọ nước hoa nhập lậu.